Bí ẩn "Đồ Tể Ngựa" – loài người khác tồn tại song song chúng ta 100.000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một khu định cư bí ẩn được tìm thấy ở Anh, hé lộ cuộc sống kỳ lạ của loài người thuộc hàng bí ẩn nhất lịch sử Homo heidelbergensis.
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Viện Khảo cổ học, University College London (UCL, thuộc Đại học London, Anh) đã khám phá thế giới đáng kinh ngạc của người Homo heidelbergensis, nằm chơi vơi trên những vách đá cao chót vót thuộc Boxgrove, hạt Sussex, Anh.
Địa điểm được đặt tên "Đồ Tể Ngựa" – cụm từ đồng thời là biệt danh của người Homo heidelbergensis, tồn tại trên Trái Đất trong khoảng 700.000 năm đến 200.000 năm về trước. Có nghĩa, họ có ít nhất 100.000 năm sống song song với loài người hiện đại Homo sapiens chúng ta (ước tính xuất hiện khoảng 300.000 năm về trước), nhưng không có bằng chứng về sự chung sống hay hôn phối dị chủng. Như các nghiên cứu chứng minh, chi Người từng có vô số loài, chúng ta chỉ là 1 trong số các loài và là loài "sinh sau đẻ muộn", nhưng lại may mắn là loài người duy nhất còn tồn tại.

Dấu vết của một
Dấu vết của một "lò mổ" cổ đại - ảnh: UCL
Khu vực này, nay là những mỏ đá, cung cấp cho các Homo heidelbergensis nguyên liệu đá lửa tuyệt vời cho các công cụ lao động. Khoảng 2.000 dụng cụ đá lửa các loại đã được thu thập, được chia thành 8 nhóm công cụ riêng biệt. Đặc sắc nhất là những con dao đồ tể lớn, hoàn hảo để họ giết thịt sinh vật ưa chuộng: ngựa.
Di chỉ hé lộ xương ngựa ở đủ mọi hình thức, từng những mảnh xương vứt đi sau khi các đồ tể xử lý xong xác ngựa cho đến những mảnh xương được thu thập và tái chế thành vật dụng.

Ảnh đồ họa mô tả cuộc sống của các
Ảnh đồ họa mô tả cuộc sống của các "Đồ Tể Ngựa" bí ẩn - ảnh: UCL
Các nhà khoa học thậm chí đã tìm thấy một địa điểm được sử dụng làm "lò mổ" cổ đại, nơi có 8 cá thể Homo heidelbergensis chuyên trách nhiệm vụ giết thịt. Các dấu tích khác cho thấy nhóm người cư ngụ tại đây lên tới vài chục, nhưng rõ ràng họ đã phân công lao động rất cụ thể - một bằng chứng đáng ngạc nhiên cho thấy các loài người cổ đại đã phát triển vượt xa tưởng tượng từ trước khi loài Homo sapiens chúng ta hiện hữu.
Một mảnh công cụ sơ khai hơn được tìm thấy giữa các mảnh đá lửa phế liệu, cho thấy họ đã không ngừng tìm tòi các vật liệu khác nhau, dùng thứ thô sơ hơn để chế tạo thứ cao cấp hơn – hình thức sơ khai của sự đầu tư và cải tiến công nghệ.
Vẫn chưa rõ vì sao loài người thông minh này tuyệt chủng. Di chỉ khảo cổ ở Anh là một trong những dấu vết hiếm hoi còn sót lại của họ.
Anh Thư (Theo Sci-News/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.