Xây nhà ga, đào phải…1.500 hài cốt trong mộ cổ dị hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công trình xây dựng ga xe lửa ở Osaka (Nhật Bản) đã gây choáng váng khi để lộ ra một "thế giới người chết" khổng lồ với những ngôi mộ cổ kỳ lạ hàng trăm năm tuổi.
Phần hé lộ ra ban đầu là 350 ngôi mộ rất nhỏ hình tròn, nơi thi hài người chết nằm cuộn mình. Khi khai quật tiếp đến phần phía Bắc, một dạng mộ khác có bề rộng lớn hơn, nhưng rất nông tiếp tục hé lộ: trong các ngôi mộ ngày, người chết được chôn trong tư thế bó gối.

Toàn bộ cảnh quan khu chôn cất. Bên dưới còn một lớp mộ khác với hàng trăm thi thể - ảnh: OSAKA CITY
Toàn bộ cảnh quan khu chôn cất. Bên dưới còn một lớp mộ khác với hàng trăm thi thể - ảnh: OSAKA CITY
Các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật bên dưới các ngôi mộ và phát hiện ra một lớp mộ khác, là các lỗ thẳng đứng, rộng, mỗi lỗ chứa thi hài của nhiều người. Họ tin rằng đây là thi thể của những người đã chết cùng nhau trong một dịch bệnh.

350 ngôi mộ cổ gây chú ý nhất - những hình tròn rất nhỏ, kỳ lạ - ảnh: OSAKA CITY
350 ngôi mộ cổ gây chú ý nhất - những hình tròn rất nhỏ, kỳ lạ - ảnh: OSAKA CITY
Theo Hội đồng Di sản Văn hóa và Giáo dục thành phố Osaka, khu nghĩa trang trên được xây dựng từ những năm cuối của thời kỳ Edo ở Nhật Bản (1603-1868) và tiếp tục là nơi chôn cất cho đến đầu thời Minh Trị (1868-1912). Đặc biệt hơn, khu nghĩa địa bị thất lạc này chính là "Lăng mộ Umeda" được ghi chép trong lịch sử, một trong 7 khu mộ cổ lịch sử được người xưa "quy hoạch" trong thành phố Osaka cổ kính này.

Ảnh: OSAKA CITY
Ảnh: OSAKA CITY
Tổng số hài cốt được tìm thấy lên tới 1.500, chôn cùng họ còn có hài cốt của một số chú lợn, đồng xu, chuỗi hạt, lược, cốc rượu sa kê và búp bê đất sét…, những đồ tùy táng khá giản đơn và đặc trưng cho cuộc sống của người Nhật Bản. Những dạng mộ kỳ lạ và cách người xưa tiết kiệm tối đa diện tích chôn cất – một suy nghĩ khá hiện đại – giúp các nhà khảo cổ hiểu thêm rất nhiều điều về giai đoạn lịch sử này.
Dự kiến sau khi hoàn thành nghiên cứu, các hài cốt sẽ được cải táng để công trình xây dựng ga xe lửa được tiếp tục.
Thu Anh (Theo Daily Mail/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.