Sắc phong của Vua Bảo Đại ban cho Lý trưởng Cửu An

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nửa cuối thế kỷ XVIII, anh em nhà Tây Sơn đã lên vùng đất An Khê xây dựng căn cứ, hình thành ấp Tây Sơn Nhất, ấp Tây Sơn Nhì. Sang thế kỷ XIX, nhiều làng mạc đã hình thành. Đến đầu thế kỷ XX, việc di dân lập làng vẫn diễn ra mạnh mẽ tại An Khê. Có rất nhiều nguồn sử liệu Hán Nôm minh chứng cho việc khai hoang lập ấp quần cư lâu đời của người dân trên vùng đất An Khê. Bản Sắc phong của Vua Bảo Đại ban cho Lý trưởng Cửu An-Tô Nga là một trong những tài liệu như vậy.
Bản Sắc phong Vua Bảo Đại ban cho Lý trưởng Tô Nga được viết bằng chữ Nho trên giấy dó, đóng ấn vuông, mực son của Vua Bảo Đại, có kích thước 39 cm x 57 cm.
Phiên âm (đọc từ phải qua trái, từ trên xuống dưới):
Dòng  1: Sắc Lý trưởng Tô Nga quán Kon Tum đạo Cửu An thôn Tư
Dòng 2: Lại bộ thần thanh thỉnh chuẩn nhĩ thưởng thụ tòng Cửu phẩm
Dòng 3: Bá hộ khâm tai.
Dòng niên hiệu: Bảo Đại thập lục niên ngũ nguyệt nhị thập nhật
Triện vuông: Sắc Mệnh Chi Bảo
Dịch nghĩa: Sắc phong ban cho Lý trưởng Tô Nga quê ở thôn Cửu An, đạo Kon Tum; nay Bộ Lại nghe tiếng, trình xin phép thăng thưởng cho ông hàm tòng Cửu phẩm Bá hộ. Kính.
Bản Sắc phong. Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Bản Sắc phong. Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Ngày 20 tháng 5 năm Bảo Đại thứ 16.
Thông qua Sắc phong của Vua Bảo Đại ban cho Lý trưởng Tô Nga có thể khẳng định: Dưới thời Vua Bảo Đại, vùng đất An Khê thuộc đạo Kon Tum do các quan lại nhà Nguyễn cai trị. Lý trưởng Tô Nga được phong hàm Cửu phẩm (cấp bậc thấp nhất trong 9 cấp của Quan chế thời nhà Nguyễn lúc bấy giờ). Năm Lý trưởng Tô Nga được phong hàm Cửu phẩm là năm 1940 (Bảo Đại lên ngôi năm 1925).
80 năm đã qua, Sắc phong của Vua Bảo Đại ban cho Lý trưởng Tô Nga vẫn giữ được nguyên giá trị lịch sử. Những dòng chữ Nho hiện rất rõ nét, không bị phai mờ theo thời gian. Mặc dù giấy dó bị nhàu và có nếp gấp nhưng đã được các cán bộ nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh dùng kỹ thuật truyền thống bồi lại phẳng phiu, giúp cho việc bảo quản lâu dài và phát huy giá trị lịch sử.
NGUYỄN ANH MINH

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.