Dò kim loại, phát hiện "kho báu quốc gia" vô giá 3.000 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng loạt cổ vật có giá trị lớn đã lộ diện trên một cánh đồng gần làng Peebles (Scotland, Vương quốc Anh), được đánh giá là kho báu quốc gia, tìm thấy nhờ công một người dò kim loại.

Ông Mariusz Stepien, người có công tìm ra kho báu cho biết ông là một "thợ săn kho báu" nghiệp dư, đang thử vận may trên một cánh đồng với một chiếc máy dò kim loại. Khi chiếc máy cho tín hiệu khá rõ ràng, ông thử đào lên và tìm thấy một đồ vật bằng đồng. Tuy nhìn chiếc máy dò kim loại vẫn tiếp tục báo động. Người đàn ông cùng bạn bè quyết định báo cho cơ quan khảo cổ địa phương và không ngờ thứ họ tìm thấy là một kho báu lớn.

 

Ông Stepien trong căn lều mà ông cùng các bạn đã dựng để canh giữ kho báu, trong lúc chờ đội khảo cổ tiếp quản - ảnh nhân vật cung cấp
Ông Stepien trong căn lều mà ông cùng các bạn đã dựng để canh giữ kho báu, trong lúc chờ đội khảo cổ tiếp quản - ảnh nhân vật cung cấp


Dưới hố chôn là rất nhiều dây đai, khóa, nhẫn, đồ trang trí, nắp trục bánh xe ngựa được điêu khắc tuyệt đẹp, một mặt dây chuyền tinh tế, và đặc biệt hơn là một thanh kiếm còn nguyên trong bao. Vùng đất đã bảo tồn các cổ vật tốt đến nỗi các nhà khảo cổ đã khôi phục được cả những phần dây da nối các vật dụng. Kết quả xác định niên đại đầy bất ngờ: chúng đã 3.000 năm tuổi, thuộc thời đại đồ đồng ở đây.

 

 Một vài hiện vật trong số những thứ được khai quật - ảnh: Kho tàng cổ vật Scotland
Một vài hiện vật trong số những thứ được khai quật - ảnh: Kho tàng cổ vật Scotland



Theo tiến sĩ Emily Freeman, người đứng đầu cơ quan Kho tàng cổ vật Scotland, đơn vị tiếp quản hiện trường, đây là cơ hội tuyệt vời cho nhóm của bà phục hồi các hiện vật đồng cực hiếm trong khu vực, cũng như nghiên cứu các vật liệu hữu cơ quý hiếm. Bởi lẽ với niên đại như thế, việc những sợi dây da hay vật liệu hữu cơ bám trên cổ vật được đất giữ gìn trong trạng thái tốt như vậy là hết sức hy hữu.

 

Ảnh: Kho tàng cổ vật Scotland
Ảnh: Kho tàng cổ vật Scotland



Theo các nhà khảo cổ, kho báu trên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có giá trị lịch sử lớn, thực sự là một kho tàng quốc gia. Việc khai quật được hiện vật thời đại đồ đồng là rất hiếm trên đất Scotland.

Vì các hiện vật mới được tìm thấy vào tháng 6-2020 nên cuộc nghiên cứu chỉ vừa mới bắt đầu. Các nhà khảo cổ chưa rõ vì sao các hiện vật bị chôn vùi, cũng như chưa biết được xung quanh đó có hài cốt của chủ nhân kho báu hay không. Công việc khai quật và phân tích các hiện vật vẫn đang tiếp diễn.

Theo Thu Anh (NLĐO, Acient-Origins, Southen Repoter)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.