Phát hiện hài cốt người đàn bà là con lai giữa 2 loài khác nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những bộ hài cốt được khai quật tại Israel cho thấy nơi đây từng có những "hang động tình yêu", nơi tổ tiên Homo sapiens chúng ta sống hạnh phúc bên một loài khác đã tuyệt chủng.
Hài cốt của 14 người hiện đại Homo sapiens thời tiền sử, trong đó đáng chú ý nhất là phần bàn chân khá nguyên vẹn của một người đàn bà mang những đặc điểm không hề "thuần chủng", đã được khai quật tại một hang động bí ẩn ở Israel.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Erella Hovers từ Đại học Hebrew Jerusalem, phối hợp với Đại học Tel Aviv (Israel) và Viện nghiên cứu Nguồn gốc con người thuộc Đại học Arizona (Mỹ), cho biết địa điểm khảo cổ ở hang Amud ở Galilee (Israel) đã có người ở từ thời điểm 70.000 đến 55.000 năm về trước.
Hang Amud ở Israel - ảnh: NESPOS Space
Hang Amud ở Israel - ảnh: NESPOS Space
Phân tích bàn chân người đàn bà cổ đại, họ biết được cô cao khoảng 160-166 cm, nặng khoảng 60 kg. Đáng chú ý nhất, cho dù đó chắc chắn là hài cốt của một người hiện đại Homo sapiens, nhưng lại có sự pha trộn giữa một loài khác cùng thuộc chi Người – loài người tuyệt chủng Neanderthals.
Người Neanderthals - ảnh: Tyler B. Tretsven
Người Neanderthals - ảnh: Tyler B. Tretsven
Những đặc điểm giải phẫu Neanderthals kém rõ ràng hơn cũng được tìm thấy trên các hài cốt còn lại. Những cổ vật khác trong hang động cho thấy đây là một thế giới bình yên suốt những năm các loài người cổ đại chiếm đóng.
Những phát hiện trên khiến nhóm khoa học gia kết luận rằng ở Israel cổ đại, tổ tiên Homo sapiens chúng ta và người Neanderthals đã có cuộc sống hạnh phúc, thậm chí trong cùng một hang động và kết đôi lẫn nhau, sinh ra những đứa con dị chủng. Trước đó, có giả thuyết cho rằng người Neanderthals đã tuyệt chủng do bị Homo sapiens lấn lướt và tiêu diệt, nhưng có vẻ họ đã tuyệt chủng vì một lý do khác thuộc về thiên nhiên hơn.
Điều đáng tiếc là tình trạng các hài cốt không đủ tốt để để trích xuất DNA, giúp giải mã bộ gene phức tạp của những người "con lai" này.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Paleoanthropology.
Theo Anh Thư (NLĐO/Jerusalem Post)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.