Thủ tướng tham quan bãi cọc Bạch Đằng mới phát hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh bãi cọc Bạch Đằng mới phát hiện tại cánh đồng Cao Quỳ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) mở ra hướng nghiên cứu mới, toàn diện hơn về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc.

 

Sáng 3-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng; và tham quan bãi dọc mới phát hiện vào tháng 9-2019 này.

 

 Thủ tướng: Đây sẽ là một “địa chỉ đỏ” trong giáo dục truyền thống lòng yêu nước, tự hào dân tộc Việt Nam
Thủ tướng: Đây sẽ là một “địa chỉ đỏ” trong giáo dục truyền thống lòng yêu nước, tự hào dân tộc Việt Nam



Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, chia sẻ ngay sau khi phát lộ bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương thực hiện việc bảo vệ bãi cọc và phối hợp với các nhà khoa học, lịch sử nghiên cứu, bảo tồn bãi cọc để phát huy giá trị lịch sử, lòng tự hào về những dấu tích chiến công lừng lẫy của dân tộc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288, đặc biệt là những đóng góp của quân và dân Hải Phòng trong cuộc kháng chiến để mang lại chiến thắng, đập tan tham vọng của đế quốc Nguyên Mông. Việc triển khai xây dựng khu bảo tồn di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bên cạnh đó, TP Hải Phòng đã xây dựng tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện đường vành đai phía Bắc huyện Thủy Nguyên (từ đường tỉnh 359 tại đầu đập Minh Đức tới đường tỉnh 352 xã Lại Xuân). Đồng thời, đáp ứng nhu cầu giao thông cho người dân từ quốc lộ 10 tới khu vực bãi cọc, kết nối giao thông giữa các khu di tích dọc theo bờ hữu sông Bạch Đằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên và TP Hải Phòng, góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan, tăng khả năng khai thác cho hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường.


 

 Bãi cọc Bạch Đằng mới phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê
Bãi cọc Bạch Đằng mới phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê
Mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan
Mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan



Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới, toàn diện hơn về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao TP Hải Phòng cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị to lớn của bãi cọc Cao Quỳ, chứng tích trực tiếp trong chiến thắng lịch sử của cha ông. Trong bối cảnh hội nhập, việc bảo tốn và phát huy các giá trị di tích lịch sử của dân tộc càng có ý nghĩa quan trọng.

Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng và các đơn vị liên quan khẩn trương thi công hoàn thành sự án, sớm đưa vào khai thác sử dụng thành một "địa chỉ đỏ" trong giáo dục truyền thống lòng yêu nước, tự hào dân tộc của cả nước Việt Nam.

Dự án xây dựng tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có quy mô gồm: Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.680 m², bao gồm các hạng mục: Cổng chính rộng 20 m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ; hệ thống tường bao tổng chiều dài 724 m xây gạch; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360 m², 1 tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000 m². Hệ thống đường dẫn đi xuống bãi cọc cho khách tham quan nằm trong phạm vi nhà mái che.

Toàn bộ mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan. Ngoài ra còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ xây dựng diện tích 20.000m² cùng các tiện ích khác như: Nhà vệ sinh, nhà bảo vệ…

Riêng nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có mục đích trưng bày những hiện vật khai quật tại chỗ, bảo tồn các dấu tích khai quật, trưng bày sa bàn cảnh quan di tích thu nhỏ; khu chuyên đề về diễn giải lịch sử (chiếu phim tư liệu 3D hiện trạng di tích, phim tư liệu về quá trình khai quật khảo cổ bãi cọc, các tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông,...).



 

 Thủ tướng cùng các đại biểu tham quan bãi cọc ở Cao Quỳ
Thủ tướng cùng các đại biểu tham quan bãi cọc ở Cao Quỳ
Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ
Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ



Đối với tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488 km, nối quốc lộ 10 với khu vực bãi cọc thuộc các xã: Lưu Kỳ, Liên Khê; chiều rộng từ 18-22 m, trong đó mặt đường rộng 12 m, vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc hè rộng 5 m. Cùng với đó, còn có bãi đỗ xe rộng 1 ha. Dọc tuyến đường bố trí hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh bóng mát là lim xanh, long não, xà cừ. Tổng mức đầu tư dự án hơn 431 tỉ đồng.
 


Bãi cọc Bạch Đằng mới được người dân địa phương tình cờ phát hiện tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, vào cuối tháng 9-2019.

Sau đó, các nhà khảo cổ đã về khai quật 3 hố với diện tích gần 1.000 m2, phát hiện 27 cọc gỗ, nằm sâu dưới lòng đất từ 50 - 60 cm, chỗ sâu nhất khoảng gần 1 m. Viện Khảo cổ sau khi giám định đã xác định các cọc gỗ có niên đại từ năm 1270-1430 sau Công nguyên.

Các nhà khảo cổ cũng xác định những cọc được phát hiện ở Cao Quỳ phân bố theo chiều Đông - Tây, đường kính từ 26 - 46 cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo, các cọc phân bố không thẳng hàng và căn cứ vào kết giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc ở Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời buộc quân Mông - Nguyên đi theo đường sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.


Theo Trọng Đức (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.