Bí ẩn đôi nam nữ "bắc cầu tình yêu" trong mộ cổ 1.000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

2 chiếc quách xây bằng gạch của đôi nam nữ trong mộ cổ thông với nhau bằng một cấu trúc mang ý nghĩa "cây cầu thần tiên", để họ tiếp tục yêu nhau ở thế giới bên kia.



Công việc xây dựng đường cao tốc Ninh Hương – Thiệu Sơn ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã hé lộ một cấu trúc mộ cổ đặc biệt. Ngôi mộ cổ được cho là của một đôi vợ chồng. Họ nằm trong 2 chiếc quách riêng biệt được xây bằng gạch cạnh nhau. Bên trong, thi hài nằm trên sàn lát gạch, đầu gối trên một chiếc gối gạch.

 

Cận cảnh công trường khảo cổ, nơi ngôi mộ đặc biệt được khai quật - ảnh: Asia Wire
Cận cảnh công trường khảo cổ, nơi ngôi mộ đặc biệt được khai quật - ảnh: Asia Wire



Điều đặc biệt là hai ngôi một thông với nhau bằng một cấu trúc như cửa sổ, mà theo nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu di tích văn hóa và khảo cổ tỉnh Hồ Nam là một "cây cầu thần tiên" giúp cặp đôi có thể bắc cầu đến với nhau ở thế giới bên kia, tiếp tục chuyện tình lãng mạn.

 

Bên trong 2 chiếc quan tài đá. Hài cốt của họ đã được các nhà khảo cổ mang đi - ảnh: - ảnh: Asia Wire
Bên trong 2 chiếc quan tài đá. Hài cốt của họ đã được các nhà khảo cổ mang đi - ảnh: - ảnh: Asia Wire
 Cấu trúc mang ý nghĩa
Cấu trúc mang ý nghĩa "cây cầu thần tiên" - ảnh: - ảnh: Asia Wire



Nhóm khảo cổ may mắn tìm được một ít than ở lối vào lăng mộ, thứ giúp họ xác định dễ dàng niên đại ngôi mộ cổ đôi: 1.000 năm tuổi. Họ sống vào thời Bắc Tống, giai đoạn khá thịnh vượng, dân số Trung Quốc gia tăng nhanh chóng.

Các vật tùy táng, với đa số là đồ gốm, cho thấy cặp đôi là thường dân, tuy nhiên chúng cũng thể hiện người đã khuất cũng thuộc dạng giàu có, nhiều của cải. Việc các cặp đôi được chôn cất bên nhau với "chiếc cầu tình yêu" này là rất hiếm hoi. Việc làm này dựa trên niềm tin cổ xưa của người Trung Quốc về các mối quan hệ tiếp nối ở thê giới bên kia.


 

Cặp đôi được chôn cùng nhiều đồ tùy táng - ảnh: - ảnh: Asia Wire
Cặp đôi được chôn cùng nhiều đồ tùy táng - ảnh: - ảnh: Asia Wire



Ngôi mộ được tìm thấy trong một nghĩa trang cổ đại, tọa lạc tại làng Nanfentang ngày nay. Gần đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một ngôi mộ cổ còn xa xưa hơn, từ thời Đông Hán (năm 25 đến 220 sau Công Nguyên). Đây cũng là một ngôi mộ đặc biệt bởi các đồ tùy táng thể hiện nếp văn hóa, sinh hoạt của người Trung Quốc cổ đại. Đặc sắc nhất là một cái vạc sắt được dùng để nấu lẩu.

Theo A. Thư (NLĐO/Daily Mail)

 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.