Quảng Nam tu bổ khu lăng mộ Đoàn Quý phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 21.4 cho biết dự án đầu tư, tu bổ cảnh quan, nâng cấp hạ tầng khu lăng mộ “Bà chúa Tằm tang” Đoàn Quý phi đã được phê duyệt với kinh phí 14,9 tỉ đồng.

 

Khu lăng mộ bà Đoàn Quý phi bị xuống cấp nặng nề - ẢNH: CƯ NGUYỄN
Khu lăng mộ bà Đoàn Quý phi bị xuống cấp nặng nề - ẢNH: CƯ NGUYỄN



Dự án sẽ tiến hành cải tạo cảnh quan khu lăng mộ chính tại xã Duy Trinh (H.Duy Xuyên) và khu bảo vệ lăng mộ, xây dựng tường rào, làm khu vườn hoa, sân hành lễ, khu vườn thượng uyển... với tổng diện tích 38.000 m2, được triển khai trong giai đoạn 2020 - 2022.

Khu lăng mộ bà Đoàn Quý phi đã trải qua 3 lần trùng tu (vào các năm 1806, 1814, 1992), được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Hiện tại, khu di tích bị hư hỏng nặng, không có đường dẫn vào khu lăng mộ... Theo Sở VH-TT-DL Quảng Nam, việc đầu tư tu bổ khu lăng mộ Đoàn Quý phi rất cần thiết nhằm bảo tồn phát huy giá trị khu di tích, gắn với phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và phát triển du lịch địa phương.

Bà Đoàn Quý phi tên thật là Đoàn Thị Ngọc (1601 - 1661), chánh phi của chúa Nguyễn Phúc Lan, mẹ của chúa Nguyễn Phúc Tần, khi mất được truy tôn Hiếu Chiêu hoàng hậu. Bà luôn cổ súy, khuyến khích phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm vào thế kỷ 17 nên được người dân suy tôn là “Bà chúa Tằm tang”.

 

Theo Hữu Trà (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.