Lễ Thanh minh mùa COVID-19: Không nhất thiết phải tụ tập, cỗ bàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước dịch bệnh COVID-19, nhiều gia đình băn khoăn khi không thể đến nghĩa trang đi tảo mộ.
 

 Các gia đình đi tảo mộ. Ảnh: PT
Các gia đình đi tảo mộ. Ảnh: PT



Đối với người Việt, lễ Thanh minh là dịp để con cháu hướng về gia đình, tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến dịp tháng 3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để đi tảo mộ, thể hiện lòng thành kính của người đang sống đối với người đã khuất.

Tuy nhiên, vào dịp Thanh minh năm nay, trước tình hình dịch bệnh COVID-19, người dân đã nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc hạn chế tối đa ra đường, tập trung đông người để công tác phòng chống dịch của Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, việc đến nghĩa trang tảo mộ không còn được diễn ra như mọi năm.

Dù mong muốn được đến nghĩa trang để tảo mộ nhưng nhiều gia đình phải chấp nhận ở trong nhà, thực hiện những nghi lễ tại gia để hạn chế ra đường, di chuyển hay tụ tập đông người.

Nhiều gia đình cảm thấy không thoải mái và day dứt khi không được trực tiếp bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh như vậy, không còn cách nào khác là phải ở trong nhà.


 

Con cháu đến dọn dẹp phần mộ, thắp nén hương thơm lên ngôi mộ của người thân. Ảnh: T.L
Con cháu đến dọn dẹp phần mộ, thắp nén hương thơm lên ngôi mộ của người thân. Ảnh: T.L



Theo Tiến sĩ Văn hóa Phạm Việt Long, trước tình hình dịch bệnh nên nhiều gia đình không thể đến thăm mồ mả Tổ tiên, thay vào đó có thể thắp hương, khấn vái và tưởng niệm tại nhà để tỏ lòng thành kính. Đồng thời nhờ những người quản trang trong khu vực nghĩa trang giúp gia đình sửa sang phần mộ.

Tiến sĩ Văn hóa Phạm Việt Long cho biết: "Chúng ta đang sống trong một xã hội thật, trước hết phải tôn trọng những cái thực, quy chế của xã hội. Nếu không tôn trọng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng cả cộng đồng. Việc này còn nguy hiểm hơn với việc có lỗi với ông bà. Tôi tin rằng, tổ tiên, ông bà cũng phù hộ cho mình để cả xã hội bình an".

Còn theo quan điểm của PGS.TS Phạm Ngọc Trung - nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong thời điểm phòng chống dịch chỉ nên đi ít người, không tập trung quá đông người và cũng không nhất thiết phải tập trung cả họ hàng để đi thăm nom mộ tổ tiên.

Mỗi dịp Thanh minh, người Việt Nam thường tụ tập cả họ hàng để thăm mộ Tổ tiên. Đây là phong tục tốt nhưng không phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay. Chúng ta có thể đi thăm trong các thời điểm khác nhau, trong bất cứ ngày nào của tháng 3. Các nghi lễ ở bàn thờ Tổ tiên vẫn thực hiện bình thường tại gia đình để thể hiện lòng thành kính với ông bà.

 


"Theo truyền thống của người Việt, việc cúng bái ở nhà cũng có thể thể hiện lòng thành kính. Bởi trong tín ngưỡng có quan niệm tổ tiên luôn về với con cháu. Không cần cầu kỳ, chỉ cần có tâm, tổ tiên sẽ luôn dõi theo và phù hộ gia đình.

Trong mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình không thể đi thắp hương tại nghĩa trang. Tuy nhiên, thờ cúng tổ tiên không nhất thiết là đến tận mộ mà có thể làm mâm cúng, thắp hương hoa quả mời tổ tiên về để bày tỏ lòng thành kính" - TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/le-thanh-minh-mua-covid-19-khong-nhat-thiet-phai-tu-tap-co-ban-795450.ldo
 

Theo HƯƠNG MAI (LĐO)


 

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.