Những người sống sót vĩ đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Do Thái nổi tiếng với sự thông minh, kiên nhẫn và cần cù chịu khó học hỏi, tuy nhiên đằng sau sự thành bại của họ còn là những bi kịch lớn của lịch sử.


Ảnh:  Q.Trân
Ảnh: Q.Trân




Người Do Thái có một lịch sử lâu đời và văn hóa Do Thái mang một sức sống mạnh mẽ, khơi gợi cảm hứng tìm hiểu, nghiên cứu của rất nhiều học giả trên thế giới từ xưa đến nay với số lượng các cuốn sách đồ sộ xoay quanh sắc dân này, tiêu biểu trong đó có tác phẩm Lịch sử Do Thái của Paul Johnson (Đặng Việt Vinh dịch, Võ Minh Tuấn hiệu đính, Omega+ và NXB Dân Trí vừa ấn hành).

Sử dụng tranh trên bìa là một trang trong cuốn sách Mahzor của người Do Thái xuất bản ở Ba Lan năm 1913, cuốn sách về “những người sống sót vĩ đại” (Paul Johnson) kể về một dân tộc có số phận rất đặc biệt và được nhắc nhiều trong Kinh Thánh với tư cách là những người được Chúa chọn, bắt đầu từ những sự kiện viết trong Kinh Thánh và kết thúc khi thành lập nhà nước Israel. Theo suy nghĩ của Paul Johnson, thế giới có xu hướng coi người Do Thái là một chủng tộc tự trị thời cổ đại và ghi chép lại về mình trong Kinh Thánh, sau đó lui vào hậu trường trong nhiều thế kỷ; tái xuất chỉ để hứng chịu cuộc thảm sát tàn khốc của Đức Quốc xã, để rồi trở về nơi khởi đầu lập lại quốc gia của riêng mình, cùng chủ quyền gây bao tranh cãi.


Và có một thực tế kỳ lạ là trong hơn ba phần tư khoảng thời gian tồn tại của họ với tư cách một chủng tộc, đa số người Do Thái luôn sống bên ngoài mảnh đất mà họ gọi là của mình cho tới ngày nay, đã khiến cho gần 900 trang sách càng về cuối càng hấp dẫn.

Cuốn Lịch sử Do Thái lần đầu tiên được ra mắt tại Anh vào năm 1987, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng, sau này cùng một số tác phẩm bất hủ khác như: Modern Times, A History of Christianity, The Offshore Islanders, Intellectuals, A History of the American People… tạo nên sự nổi tiếng cho vị sử gia hàng đầu Anh quốc Paul Johnson, và đưa tên tuổi ông ra với thế giới.

Theo Lê Công Sơn (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.