Vụ mất tích bí ẩn của "ông hoàng điên rồ" nhất Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông hoàng trị vì Ai Cập này mất tích bí ẩn năm 1021 và cho đến nay vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah là ông hoàng trị vì Ai Cập và một phần Bắc Phi, Fatamid Caliph từ năm 996 - 1021. Nhà lãnh đạo Ai Cập này còn được được biết đến với tên gọi "Caliph điên rồ" hay "Nero của đạo Hồi".
Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah được cho là một người lập dị, độc đoán và tàn ác.
Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah được cho là một người lập dị, độc đoán và tàn ác.
Ông hoàng Ai Cập này được cho là một người lập dị, độc đoán và tàn ác. Nguyên do là vì ông có những hành động đàn áp, tiêu diệt tín đồ Công giáo, người Do Thái. Đặc biệt, trong thời gian trị vì, ông hoàng Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah bị nhiều người dân chỉ trích khi cho phá hủy nhà thờ năm 1009 nhằm dẹp bỏ hết các di sản Công giáo.
Vị vua này còn ra lệnh giết tất cả các con chó bởi tiếng sủa của chúng làm ông khó chịu.
Tuy nhiên, trong thời kỳ dân chúng lâm vào hoàn cảnh khốn khó, ông hoàng Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah đã cho phân phát lương thực, bình ổn giá cả các mặt hàng.
Đến tháng 2/1021, Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah (khi ấy 36 tuổi) đi dạo chơi tại những ngọn đồi bên ngoài thủ đô Cairo. Điều khó tin là ông hoàng Ai Cập này một đi không trở lại. Người ta chỉ tìm thấy quần áo có vết máu và con lừa của nhà vua Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah.
Không có bất cứ dấu vết nào của nhà vua Caliph Al-Hakim bi-Amr Allah được tìm thấy. Do vậy, số phận của ông hoàng này trở thành một bí ẩn lớn. Không ai hay biết ông bị giết hại hay đã gặp phải điều gì.
Theo PV (Kiến Thức/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.