Quét laser, phát hiện dưới bậc tam cấp "mộ cổ ma" 2.600 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khảo cổ tại Rome (Ý) tin rằng ngôi mộ cổ bí ẩn này thuộc về "vị vua được loài sói nuôi dưỡng" - Romulus, cũng là người sáng lập Rome cổ đại.



Hình ảnh quét laser 3D đã cho thấy một ngôi mộ cổ chưa từng thấy bên dưới bậc tam cấp của Tòa nhà thượng viện Curia Julia thuộc Công trường La Mã, một cụm di tích cổ nổi tiếng ở Rome.

Theo công bố mới nhất từ nhà khảo cổ Afonsina Russo, Giám đốc Công viên khảo cổ Colosseum (đơn vị giáo sát các tàn tích cổ của Rome), khảo sát bước đầu cho thấy đó chính là mộ phần được xây cho Romulus, vị vua huyền thoại của thành Rome.


 

Ảnh quét laser 3D hé lộ cấu trúc mộ cổ kỳ bí bên dưới bậc tam cấp của Tòa nhà Thượng viện - ảnh Parco Closseo
Ảnh quét laser 3D hé lộ cấu trúc mộ cổ kỳ bí bên dưới bậc tam cấp của Tòa nhà Thượng viện - ảnh Parco Closseo



Ngôi mộ cổ có niên đại lên tới 2.600 năm, với một chiếc quan tài đá và một ngôi đền nhỏ, với bàn thờ Romulus. Vào thời nó được xây dựng, địa điểm này chính là bên dưới Comitium, nơi gặp gỡ trung tâm của thành phố cổ và cũng là nơi các cuộc bỏ phiếu của các hội đồng công cộng được tổ chức.

Nó cũng rất gần Lapis Nigeria, theo tiếng Latin là "Đá Đen", một vật xui xẻo. Đó chính là vật đánh dấu nơi Romulus bị giết.


 

Bên trong ngôi mộ cổ
Bên trong ngôi mộ cổ "ma" khá rộng lớn là một chiếc quan tài bằng đá núi lửa nhẹ, tuy nhiên... không thấy thi hài vị vua đâu - ảnh: Parco Colosseo



Thế nhưng, khi khai quật và mở chiếc quan tài đá được làm bằng đá núi lửa, các nhà khoa học đã "ngã ngửa" vì bên trong hoàn toàn trống rỗng, đúng nghĩa một ngôi mộ cổ ma! Các tác giả vẫn chưa ký giải được nguyên nhân sự biến mất ma quái này cũng như bất cứ dấu vết của sự phá hoại hay kẻ trộm mộ nào.

Romulus, vị vua đầu tiên của thành Rome huyền thoại, được gọi là "vị vua được sói nuôi dưỡng", bởi theo truyền thuyết ông và anh trai sinh đôi là Remus đã bị bỏ rơi bên bờ sông sau khi ông ngoại là vua Numitor của thành Alba Longa bị phế truất. Hai anh em được giải cứu bởi một con sói, được nó cho bú, nuôi dưỡng cho đến khi được một người chăn cừu tìm thấy.

 

Theo A. Thư (NLĐO/Live Science, BBC)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.