Lại phát lộ 13 cọc nghi liên quan chiến thắng Bạch Đằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở VH-TT Hải Phòng vừa gửi tờ trình xin cấp phép khai quật khẩn 13 cọc gỗ phát hiện nghi liên quan tới trận chiến Bạch Đằng năm 1288.



Cụ thể trong văn bản gửi UBND TP Hải Phòng ngày 18/2, Sở Văn hóa- thể thao Hải Phòng cho biết, gia đình ông Đào Văn Đến (thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) phát hiện 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi bơm nước để thu hoạch cá.
 

Khu vực phát hiện bãi cọc mới tại ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc và đang là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến. (Ảnh: TNMT)
Khu vực phát hiện bãi cọc mới tại ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc và đang là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến. (Ảnh: TNMT)



Ngay sau đó, ngày 12/2 các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam nhanh chóng tổ chức khảo sát, khu vực phát hiện cọc gỗ nằm ở ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc và đang là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến.

Kết quả cho thấy một số cọc tại đây đã có dấu hiệu bị hủy hoại như các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá bờ ao của gia đình ông Đến. Đặc biệt, gia đình ông Đến cũng đang hút bùn, cải tạo mặt đáy ao để nuôi cá.

Các nhà nghiên cứu ban đầu đánh giá bãi cọc (tạm gọi là Đầm Thượng) mới phát hiện có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288.

Vì vậy, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đề nghị UBND TP Hải Phòng cần sớm vào cuộc, cấp phép khai quật khẩn cấp để bãi cọc này không bị hủy hoại.

Đây là bãi cọc thứ 2 được phát hiện ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Ông Lê Văn Quý – Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao Hải Phòng cho biết, cơ quan này đang chờ ý kiến chấp thuận từ phía UBND TP Hải Phòng.  Sau khi có ý kiến chấp thuận, Viện khảo cổ học Việt Nam sẽ phối hợp các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng và chính quyền địa phương tổ chức khai quật bãi cọc này.

Trước đó 3 tháng, người dân Thủy Nguyên cũng phát hiện hàng chục cọc gỗ có niên đại gần nghìn năm tuổi tại cánh đồng thôn Cao Quỳ, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Theo TS Nguyễn Gia Đối - Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam cho rằng, sự hiện diện của bãi cọc Cao Quỳ cùng kết quả giám định niên đại phóng xạ tuyệt đối khiến Viện tin tưởng bãi cọc liên quan chặt chẽ đến trận thắng quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.

Theo An An (baodatviet)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.