Đào ngôi mộ 2.100 tuổi, phát hiện điều khủng khiếp bên trong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khảo cổ đã bị sốc khi họ phát hiện ra nghi lễ chôn cất cổ xưa và khủng khiếp trong ngôi mộ 2.100 năm tuổi ở Ecuador.
Hài cốt trẻ sơ sinh khoảng 18 tháng tuổi, đeo hộp sọ của một đứa trẻ từ 4 đến 12 tuổi
Theo Express, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hài cốt của hai em bé sơ sinh trong ngôi mộ cổ ở Salango, Ecuador. Tuy nhiên điều gây sốc là những em bé này đều được đeo "mũ bảo hiểm" làm từ sọ các em bé khác lớn hơn.
Nghi thức chôn cất kinh hoàng trên bắt nguồn từ khoảng 2.600 đến 2.100 năm trước, nhưng các nhà khảo cổ không chắc mục đích của nghi lễ là gì. Các chuyên gia từ Đại học Bắc Carolina tại Charlotte cho biết một trong những trẻ sơ sinh mới khoảng 18 tháng tuổi, đeo "mũ bảo hiểm" là hộp sọ của một đứa trẻ lớn hơn ở độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi.
Em bé sơ sinh còn lại mới sáu đến 12 tháng tuổi, đeo hộp sọ của một đứa trẻ khoảng 12 tuổi.
Các vết cắt được phát hiện trên hộp sọ cho thấy những cái đầu đã được cắt khỏi cơ thể ngay sau cái chết của những đứa trẻ lớn hơn, và được tạo kiểu để cho phép nhìn thấy khuôn mặt của trẻ sơ sinh từ bên trên và mặt sau của hộp sọ.
Điều làm cho khám phá thậm chí còn khủng khiếp hơn, là các nhà nghiên cứu tin rằng da đã bị lột bỏ khỏi hộp sọ khi chúng được dùng làm "mũ bảo hiểm' cho các em bé nhỏ hơn.
Nhóm nghiên cứu cho hay, họ vẫn chưa rõ  điều gì đã giết chết những đứa trẻ này nhưng xương có dấu hiệu suy dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm.
Hiện nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành các xét nghiệm DNA để vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn về những đứa trẻ này.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng các hộp sọ được đeo trên đàu 2 trẻ sơ sinh để bảo vệ chúng khi chúng sang thế giới bên kia.
Minh Nhật (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.