Xác định Nam châu Phi là quê hương của tổ tiên người Homo sapiens

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi tiến hành phân tích di truyền và cổ khí hậu học, kết hợp với việc đánh giá sự phân bố ngôn ngữ, văn hóa và địa lý của các phân nhóm khác nhau, các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng tổ tiên con người hiện đại xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước trong một khu vực nhỏ gọn ở miền Nam châu Phi và đã sống ở đó 70.000 năm trước khi bắt đầu di cư đi các nơi khác.

Tổ tiên Homo sapiens đầu tiên xuất hiện 200.000 năm trước ở một nơi phía Nam lưu vực sông Zambezi rộng lớn - Ảnh: Wikimedia Commons
Tổ tiên Homo sapiens đầu tiên xuất hiện 200.000 năm trước ở một nơi phía Nam lưu vực sông Zambezi rộng lớn - Ảnh: Wikimedia Commons




Theo Nature, tổ tiên người hiện đại Homo sapiens xuất hiện trong một khu vực nhỏ gọn ở miền Nam châu Phi và đã sống ở đó 70.000 năm trước khi bắt đầu di cư đi các nơi khác. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận như vậy theo kết quả phân tích di truyền và cổ khí hậu học.

Vanessa M.Hayes, tác giả chính của công trình nghiên cứu tại Viện y học Harvan và Đại học Sydney, Úc, cho biết, con người hiện đại về mặt giải phẫu xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn tranh luận về địa điểm chính xác nơi con người xuất hiện và lộ trình di cư tiếp theo của tổ tiên sớm nhất của chúng ta.

Trong công trình nghiên cứu mới, Vanessa M. Hayes và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu máu để tạo ra một danh mục toàn diện về các mitogenome sớm nhất của người hiện đại cho phép các nhà khoa học tạo ra một cây tiến hóa gồm các đại diện của loài người với độ chính xác chưa từng có. Kết hợp với việc đánh giá sự phân bố ngôn ngữ, văn hóa và địa lý của các phân nhóm khác nhau, các tác giả đã phát hiện ra rằng tổ tiên Homo sapiens đầu tiên xuất hiện 200.000 năm trước ở một nơi phía Nam lưu vực sông Zambezi rộng lớn. Khu vực này bao gồm toàn bộ không gian của Bắc Botswana, Namibia ở phía Tây và Zimbabwe ở phía Đông.

Khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đây từng là nơi tồn tại hệ thống hồ lớn nhất ở châu Phi, hồ Makgadikgadi. Nhưng ngay cả trước sự ra đời của tổ tiên con người hiện đại, hồ bắt đầu cạn kiệt và biến thành vùng đầm lầy rộng lớn - một trong những hệ thống thuận lợi nhất cho sự phát triển của sự sống.

Các khung thời gian tiến hóa mới được các nhà nghiên cứu thiết lập cho thấy hệ sinh thái cổ đại cung cấp một môi trường ổn định cho sự thịnh vượng của tổ tiên đầu tiên của con người hiện đại trong 70.000 năm.

Sau đó, trong khoảng thời gian từ 130.000 đến 110.000 năm trước, tổ tiên của chúng ta đã di cư từ khu vực này và lan đi khắp toàn cầu. Làn sóng di cư đầu tiên đã di chuyển về hướng Đông Bắc, lần di cư thứ hai - về hướng Tây Nam, trong khi một phần dân số vẫn ở chỗ cũ. Các nhà khoa học coi lý do dẫn đến việc di cư là do biến đổi khí hậu.

Vũ Trung Hương (motthegioi)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.