Rợn người lời nguyền ma quỷ trên tấm phù điêu cổ 1.500 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tấm phù điêu cổ được viết cách đây 1.500 năm cuối cùng đã được giải mã - tiết lộ một lời nguyền ma quỷ cổ xưa.
Tấm phù điêu bằng than chì được khai quật từ tàn tích của một nhà hát ở thành phố cổ Caesarea Maritima của Israel vào những năm 1950 đã khiến các nhà khảo cổ đau đầu giải mã suốt hàng chục năm.
Trên tấm phù điêu là một "Lời nguyền của vũ công" được cho là nhắm vào một vũ công tên là Manna, người sống ở thành phố cổ.
Tấm phù điêu 1.500 tuổi chứa lời nguyền ma quỷ đáng sợ.
Người đặt ra lời nguyền cũng là vũ công đã kêu gọi một số yêu ma làm hại đối thủ của mình là Manna, theo Live Science.
"Hãy trói hai chân cô ta lại với nhau, ngăn cản những điệu nhảy của Manna", một câu trên tấm phù điêu viết.
Kẻ nguyền rủa đã yêu cầu sự giúp đỡ của một số vị thần - bao gồm Thoth, một vị thần ma thuật và trí tuệ của Ai Cập cổ đại.
Tấm phù điêu được phát hiện tại một nhà hát vào năm những năm 1950 vừa được giải mã.
Kẻ này cũng yêu cầu sự trợ giúp của "quỷ trời, quỷ không khí, quỷ đất, quỷ địa ngục, quỷ biển, quỷ sông, quỷ suối" để làm hại Manna.
"Bị mắt cô ta, làm cô ta đường, khiến cô ta vấp ngã, đẩy cô ta ngã xuống đất. Làm cô ta mất thăng bằng rồi gục ngã và bị chế nhạo", tấm phù điêu viết. "Manna chắc hẳn phải là một nghệ sĩ nổi tiếng", giáo sư Attilio Mastrocinque, Đại học Verona bình luận về nhân vật bị nguyền rủa trên tấm phù điêu được cho là được làm ra vào thế kỷ thứ 6.
Minh Nhật (Dân Việt/theo The Sun)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.