Bến nước làng tôi...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi lần đi học xa trở về, tôi lại có dịp ra bến nước đi thả lưới bắt cá với đám bạn trong làng. Khung cảnh nơi đây đã thay đổi rất nhiều so với lúc tôi còn nhỏ. Không còn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ Jrai sau lưng địu chiếc gùi chất đầy 4-5 cái bình hồ lô để lấy nước sinh hoạt về cho gia đình mỗi sáng.
 Phụ nữ Jrai hứng nước gùi về nhà. Ảnh internet
Phụ nữ Jrai hứng nước gùi về nhà. Ảnh internet
Theo lời kể của già làng, nước có vai trò quyết định trong đời sống. Vì vậy, ngày xưa, khi lập làng, tổ tiên người Jrai thường chọn nơi gần sông suối để nuôi dưỡng sự sống và phục vụ lao động sản xuất. Mỗi làng Jrai đều có bến nước riêng. Đây cũng là nơi mọi người cùng tập trung lại tắm rửa, giặt giũ, lấy nước về và chia sẻ cùng nhau nỗi buồn vui sau một ngày lao động vất vả.
Ngày ấy, đám trẻ làng tôi mỗi chiều lại rủ nhau ra bến nước đá banh để mỗi khi khát thì không sợ thiếu nước uống. Đá banh xong, chúng tôi chạy ra bờ sông gần đó tắm táp rồi về. Nhiều đêm, đám trẻ trong làng còn mang đèn pin, đuốc, chăn màn và lưới ra bến nước bắt cá dưới sông rồi ngủ lại ở đó, đến sáng hôm sau mới về. Mỗi khi làm lễ tắm sông xả xui cho người thân, các gia đình cũng tập trung ra bến nước. Lễ này đã có từ rất lâu đời, thường tổ chức cho những người hay gặp vận xui để mong mọi chuyện tốt đẹp trở lại. Lễ vật để cúng gồm một con vịt và một bình rượu cần.
Theo quan niệm của người Jrai, muốn cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh thì con người phải quý trọng nguồn nước. Hàng năm, các buôn làng thường tổ chức lễ cúng bến nước nhằm tạ ơn và cầu xin Yàng bến nước tiếp tục phù hộ cho dân làng có đủ nước sinh hoạt, sản xuất, không ốm đau, mọi người đều có sức khỏe dồi dào... Đó là những hình ảnh còn đọng lại trong ký ức của bao người từng gắn bó với bến nước. Giờ đây, dân làng không còn ra bến lấy nước về hay tắm rửa, giặt giũ và cùng chia sẻ buồn vui. Thay vào đó, họ lấy nước giếng khoan, giếng đào tại nhà làm nước sinh hoạt.
Lễ tắm sông xả xui nay cũng mai một dần đi. Lễ cúng bến nước của làng cũng không còn được tổ chức như trước. Đó chính là nỗi trăn trở không chỉ của người dân làng tôi mà còn của bao người Jrai khác.
 KSOR NAM

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.