Phát hiện các con thuyền hơn 1.400 năm tuổi tại Bolivia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nhóm 4 nhà khảo cổ học và hơn 50 nhà nghiên cứu đã khai quật tại hiện trường trong 15 ngày và sẽ tiếp tục làm việc trong sáu tuần nữa trước khi công bố báo cáo cuối cùng về các phát hiện của mình.
 Các đồ vật được tìm thấy. (Nguồn: yahoo.news)
Các đồ vật được tìm thấy. (Nguồn: yahoo.news)
Các nhà khảo cổ Bolivia vừa thông báo đã phát hiện các con thuyền thời kỳ tiền Columbo, tức là trước khi người Tây Ban Nha tìm ra châu Mỹ có niên đại hơn 1.400 năm tại trung tâm thành phố cổ Tiwanaka của Bolivia.
Các con thuyền được tìm thấy tại đền Kalasasaya trong một dự án nghiên cứu, bảo tồn và phục chế được thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) trên nền thành phố cổ, cách thủ đô La Paz khoảng 75km, gần bờ phía Nam hồ Titicaca.
Nhà khảo cổ Mary Luz Choque thuộc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ Tihuanaco, cho biết hình tròn, trong đó các đồ vật được chôn cất, cho thấy chúng là một phần của tang lễ của một người dòng dõi quý tộc.
Tiwanaka là một trung tâm chính trị và tôn giáo được xem là một trong những đế chế quan trọng nhất thời tiền Columbo. Thành phố cổ này được UNESCO công bố là di sản tôn giáo năm 2000.
Một nhóm bốn nhà khảo cổ học và hơn 50 nhà nghiên cứu đã khai quật tại hiện trường trong 15 ngày và sẽ tiếp tục làm việc trong sáu tuần nữa trước khi công bố báo cáo cuối cùng về các phát hiện của mình.
Ông Julio Condori, Giám đốc Trung tâm khảo cổ học, nói các con thuyền có xuất xứ từ thời Tiwanaku III, vào khoảng giữa năm 400 và 600 sau Công nguyên và có các hình vẽ cá và chim.
Các phát hiện mới cho phép người ta xác định lại chức năng thực sự của đền Kalasasaya và đánh giá lại cách giải thích nguồn gốc của ngôi đền này.
Thúc Anh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.