Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Quyết định này vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký vào ngày 27/8. Lễ hội đập trống của người Ma Coong, một tộc người thuộc dân tộc Bru Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống mừng mùa trăng mới, đậm chất nguyên sơ. Vào giờ khai lễ, già làng đọc lời khấn, cầu trời đất phù hộ dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu.


 

Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con.
Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con.




Còn lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức hàng năm vào dịp Quốc khánh 2/9. Từ năm 1946 đến nay, người dân vùng chiêm trũng Lệ Thủy tổ chức lễ hội đua thuyền để mừng Tết độc lập. Các làng xã thi nhau chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, gái đua giỏi.


 

Người dân đứng hai bên bờ sông Kiến Giang reo hò, cổ vũ.
Người dân đứng hai bên bờ sông Kiến Giang reo hò, cổ vũ.



Ông Nguyễn Mậu Nam-Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, việc công nhận 2 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương: “Có thể nói việc công nhân 2 di sản văn hóa phi vật thể này góp phần khẳng định mảnh đất, cộng đồng các dân tộc ở Quảng Bình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu gắn liền với quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất. Tạo điều kiện, cơ hội cho các địa phương quảng bá, giới thiệu di sản cho bạn bè cũng như du khách quốc tế”.

Thanh Tuấn/VOV Miền Trung

Có thể bạn quan tâm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.
Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.