Nữ hoàng Maya lộ diện trong mộ cổ dưới lòng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ hài cốt nữ giới 1.500 năm tuổi nằm giữa rất nhiều cổ vật quý giá được xác định là một vị nữ hoàng của đế chế Maya huyền thoại.

 

Các nhà khảo cổ đã tìm được đường vào một kim tự tháp bị chôn vùi giữa rừng rậm Guatemala và phát hiện bộ hài cốt hoàn chỉnh của một phụ nữ quyền quý. Các bước phân tích cho thấy bà là một nữ hoàng Maya.

 

Bộ hài cốt của vị nữ hoàng - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Bộ hài cốt của vị nữ hoàng - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



Vị nữ hoàng nằm giữa rất nhiều cổ vật quý giá. Bên cạnh bà còn có hài cốt của một đứa trẻ. Các bằng chứng bi thảm còn lại cho thấy đứa bé đã bị hiến tế và tuẫn táng theo nữ hoàng của mình trong một cái giếng sâu, bên cạnh hài cốt người đàn bà quyền quý.

 

Đồ tạo tác quý giá trong mộ - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Đồ tạo tác quý giá trong mộ - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



Ngôi mộ cổ này được phát hiện tại Holma, một địa điểm đã từng hé lộ nhiều dấu tích của nền văn minh Maya lừng danh. Phát triển trong gần 3.000 năm ở Trung Mỹ, đạt đỉnh cao từ năm 250 đến 900 sau công nguyên, người Maya đã khiến thế hệ sau kinh ngạc vì các kiến thức toán học, thiên văn học và những thành phố to lớn được xây dựng bằng máy móc ngay trong thời điểm mà hầu hết các nơi trên thế giới, con người còn sống trong những bộ lạc mông muội.




 

Chiếc sọ của người không may bị hiến tế - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Chiếc sọ của người không may bị hiến tế - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Kim tự tháp này nằm trong số 60.000 cấu trúc của đại đô thị Maya được phát hiện bằng LIDAR năm ngoái - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Kim tự tháp này nằm trong số 60.000 cấu trúc của đại đô thị Maya được phát hiện bằng LIDAR năm ngoái - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



LIDAR - một công nghệ sử dụng thiết bị quét laser - đã giúp một nhóm khảo cổ đa quốc gia phát hiện ra 3 kim tự tháp bí ẩn, trong đó có kim tự tháp chứa hài cốt vị nữ hoàng.

 

Nhà khảo cổ Francisco Estrada-Belli vui mừng khi tìm thấy ngôi mộ hoàng gia -ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Nhà khảo cổ Francisco Estrada-Belli vui mừng khi tìm thấy ngôi mộ hoàng gia -ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



Tiến sĩ Francisco Estrada-Belli, đến từ Đại học Tulane (Mỹ), giám đốc dự án khai quật, cho biết họ tin rằng trong chính kim tự tháp vị nữ hoàng đang nằm còn có ngôi mộ của chồng bà – một vị vua Maya. Cả 3 kim tự tháp có thể chứa tới 5 hài cốt của các vị vua, chưa kể một số hài cốt khác của gia đình và những người bị hiến tế theo họ.
 


2 mộ cổ kỳ lạ khác ở Ba Lan và Ireland

Một ngôi mộ cổ kỳ thú khác cũng mới được khai quật tại Ba Lan. Xương chân một con gấu và hàm của một con heo lớn đã được tìm thấy bên cạnh hài cốt của một người đàn ông và một đứa trẻ, trong một ngôi mộ có tuổi đời lên đến 4.500 tuổi. Những phần hài cốt động vật được sắp xếp chu đáo cho thấy nó là một phần của nghi thức tang lễ.

Trong khi đó, một bộ hài cốt rùng rợn hơn được tìm thấy ở Ireland, ước tính tuổi đời lên tới 5.000 năm. Người này có vết tích bị cắt ở vị trí các khớp chính như vai, khuỷu tay, hông, mắt cá… Tuy nhiên, người đó hoàn toàn không phải là nạn nhân của một vụ hành hình. Các bước nghiên cứu tiếp theo cho thấy đó là một phần của nghi thức cổ đại, giúp linh hồn người chết dễ siêu thoát!



A. Thư (Theo The Guardian, Daily Mail, Newsweek)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.