Chuyên gia nước ngoài lo lắng di tích Chùa Cầu của Hội An xuống cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã tổ chức nhiều hội thảo tìm giải pháp trùng tu Di tích Chùa Cầu, Hội An nhưng hiện vẫn chưa có sự thống nhất về giải pháp. Chùa Cầu vẫn đang ngày ngày gồng mình đón 4.000 lượt khách còn người dân và chính quyền thì lo lắng bởi Chùa Cầu xuống cấp từng ngày.

 Chùa Cầu đang bị xuống cấp trước sự lo lắng của người dân và du khách. Ảnh: Đ.V
Chùa Cầu đang bị xuống cấp trước sự lo lắng của người dân và du khách. Ảnh: Đ.V



Khách tăng, Chùa Cầu xuống cấp nhanh hơn

Dưới áp lực của thời gian và số người tham quan tăng lên mỗi năm, Chùa Cầu ở đô thị cổ Hội An càng xuống cấp nhanh hơn. Đây thật sự là nỗi lo của chính quyền, người dân, du khách tham quan và cả những nhà nghiên cứu trên thế giới.

Với khách du lịch, Chùa Cầu - biểu tượng của Hội An - là điểm tham quan không thể bỏ qua. Người dân đã xem Chùa Cầu là biểu tượng đã hằn sâu vào tâm thức. Thế nhưng, công trình đang ngày một xuống cấp trước sự chống đỡ trong vô vọng của những người quản lý.


 

 Ông Bourl Julian - PGS Sử học của Đại học Boston (Hoa Kỳ) - cùng cộng sự khảo sát Chùa Cầu. Ảnh: Đ.V
Ông Bourl Julian - PGS Sử học của Đại học Boston (Hoa Kỳ) - cùng cộng sự khảo sát Chùa Cầu. Ảnh: Đ.V



Ông Bourl Julian - PGS. Sử học của Đại học Boston (Hoa Kỳ) - chia sẻ, ông đã tìm hiểu khá kỹ về đô thị cổ Hội An và rất quan tâm về sự xuống cấp của Chùa Cầu. Lần này đến Hội An, ông Bourl Julian cùng cộng sự tìm hiểu sự kỹ hơn để đề xuất những giải pháp trùng tu cho thời gian tới.

“Tôi thật sự lo lắng vì công trình này không chỉ thuộc về Việt Nam mà còn là di sản của cả nhân loại. Nếu một ngày người dân thức dậy và du khách đến với Hội An không được chiêm ngưỡng đầy đủ vẻ đẹp của Chùa Cầu thì sẽ rất buồn. Bảo vệ Chùa Cầu mang tính cấp thiết và cần phải thực hiện ngay từ bây giờ...” - ông Bourl Julian nói.

Theo thống kê của TP.Hội An, hiện nay, trung bình mỗi ngày Chùa Cầu đón tiếp hơn 4.000 lượt khách tham quan, lúc cao điểm như lễ hội, con số này tăng lên rất cao khiến công trình chịu tải lớn.

Hạ giải “từng phần” hay “toàn phần”

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An - cho biết, hiện tại, vẫn có 2 luồng ý kiến hạ giải: “toàn phần” hay “từng phần” dẫn đến chưa thống nhất được phương thức trùng tu. Nếu không tháo ra thì không thể trùng tu một cách triệt để được. Vướng mắc chủ yếu là chưa thể lập được phương án trùng tu. Cuối năm nay, tỉnh Quảng Nam và TP.Hội An sẽ tổ chức hội thảo lần cuối để nhận diện cho được nguy cơ cũng như xác định cho được phương thức trùng tu.


 

Các kết cấu của Chùa Cầu được chống đỡ bằng các thanh gỗ. Ảnh: Đ.V
Các kết cấu của Chùa Cầu được chống đỡ bằng các thanh gỗ. Ảnh: Đ.V



Trong dịp kỷ niệm 20 năm đô thị cổ Hội An và Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới sẽ có rất nhiều hội thảo, trong đó, có hội thảo trùng tu Chùa Cầu với sự có mặt của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Từ đó, mở ra hy vọng sẽ có những giải pháp và sự đồng thuận cao của các nhà khoa học, người quản lý và người dân Hội An để đi đến sự thống nhất giải pháp trùng tu Chùa Cầu...” - ông Sơn nói.

ĐỖ VAN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.