Bí ẩn chôn giấu dưới bức tường thành nhà Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trải qua hơn 620 năm lịch sử, thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được các nhà khoa học khai quật, giải mã kỹ thuật xây đá của triều Hồ.
TS Đỗ Quang Trọng - Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ cho biết, mới đây, các nhà khoa học đã thực hiện cắt tường thành phía Đông Bắc để làm rõ hơn về kỹ thuật gia cố lớp đất đắp trên tường thành. Tổng diện tích các hố đào rộng 400m2.  
Cổng chính thành nhà Hồ
Cổng chính thành nhà Hồ
Theo ông Trọng, các lớp đất đắp diễn biến khá thuần nhất, từ muộn xuống sớm với các tầng đắp đảo ngược từ dưới lên trên.
Các lớp đất đầm khu vực tường thành Đông Bắc rắn chắc
Các lớp đất đầm khu vực tường thành Đông Bắc rắn chắc
Cụ thể, ở lớp san lấp có vật liệu gạch, ngói phủ kín gần như toàn bộ bề mặt từ khu vực mặt tường tới nền chân thành, độ dày lớp trung bình 20cm.
Di vật đặc trưng tìm thấy gồm các loại hình vật liệu gạch vồ đỏ, xám thời Lê; gạch chữ nhật đỏ thời Lý - Trần - Hồ; ngói phẳng thời Trần; ngói cong lòng máng thời Lê. Ngoài ra còn có nhiều mảnh sành, sứ thời Trần - Lê.
 Mặt bằng lớp mặt hố khai quật H1 nhìn từ phía Tây
Mặt bằng lớp mặt hố khai quật H1 nhìn từ phía Tây
Tiến sâu vào khu vực bề mặt tường thành, các nhà khoa học tìm thấy lớp vật liệu sỏi cuội và đất sét đầm. Đây là lớp gia cố phía trên, độ rộng từ 8,5-9m, gồm 29 lớp, dày 1,7m kiên cố.
Từ kết quả khai quật cho thấy triều Hồ thực hiện việc kiến thiết thân thành Tây Đô vô cùng tỉ mỉ và kiên cố
Từ kết quả khai quật cho thấy triều Hồ thực hiện việc kiến thiết thân thành Tây Đô vô cùng tỉ mỉ và kiên cố
Đặc trưng trong các lớp gồm sỏi cuội kết hợp với đất sét vàng nhạt, xám đen có kích thước nhỏ nằm ở các lớp trên và kích thước sỏi lớn dần khi xuống các lớp gia cố dưới. Kỹ thuật đầm từng lớp chắc chắn, công phu, tỉ mỉ.
Tiếp phía dưới lớp sỏi cuội là lớp dăm đá kích thước nhỏ và lớp đá khối màu trắng xám, kích thước trung bình dài từ 15-20cm, rộng từ 13-18cm, dày 7-15cm.
 Dấu tích lớp nền đá gia cố tường thành phía Đông Bắc
Dấu tích lớp nền đá gia cố tường thành phía Đông Bắc
Đến lớp hai, lớp sét đỏ, vàng, xanh lẫn các vệt sét xám đen và cát chạy dài trên bề mặt tường đất xuôi dần xuống phía dưới nền chân thành bên trong, phía dưới lẫn nhiều hạt sạn sỏi laterit.
Kỹ thuật đầm từng lớp theo triền dốc của phần tường đất và phần thoải khu vực chân tường phía trong.
Lớp sinh thổ khu vực nền gia cố tường thành Đông Bắc được gia cố cẩn trọng
Lớp sinh thổ khu vực nền gia cố tường thành Đông Bắc được gia cố cẩn trọng
 
Lớp 3, các nhà khoa học tìm thấy đất sét vàng nhạt, đỏ, lẫn nhiều sạn cát. Độ dày lớp cao trung bình 1m, đây là lớp đầm chặt và tách biệt so với lớp đầm phía dưới.
Mặt bằng hố thám sát tường thành phía Đông Bắc cho thấy nền móng được triều Hồ tính toán đảm bảo cho công trình trường tồn cùng thời gian
Mặt bằng hố thám sát tường thành phía Đông Bắc cho thấy nền móng được triều Hồ tính toán đảm bảo cho công trình trường tồn cùng thời gian
Từ lớp 4 trở xuống, qua khai quật, lớp đất sét đỏ lẫn nhiều cụm sét xám, sạn cát nhỏ, sỏi laterit... Các lớp này khá đều trong mặt bằng, chạy dài đều trên vách cắt tường thành, được đầm lèn chặt, chắc chắn…
 Tường thành được xây dựng bằng những khối đá lớn kiên cố
Tường thành được xây dựng bằng những khối đá lớn kiên cố
Ông Trọng cho biết, kết quả khai quật này là căn cứ khoa học phục vụ cho việc trùng tu lại khu vực tường thành phía Đông Bắc. Đồng thời làm rõ được cấu trúc gia cố thành đất bên trong thân tường đá. Điều này khẳng định công cuộc xây dựng thành đá quy mô và đồ sộ của một vương triều xưa.
Lê Dương (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.