Quảng Ngãi tăng cường bảo vệ khu vực tàu cổ đắm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ nghiêm ngặt khu vực khai quật tàu cổ đắm.
Công trình khai quật khảo cổ học tàu cổ bị đắm tại vùng biển Khu Kinh tế Dung Quất do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi triển khai từ tháng 7/2018. Để đảm bảo an ninh trật tự, các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ nghiêm ngặt khu vực khai quật. 
Theo đó, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất triển khai 2 kíp, một ở trên bờ và một bộ phận trên biển, túc trực 24/24 giờ, tuần tra, bảo vệ, giám sát chặt chẽ người và phương tiện ra vào khu vực phát hiện cổ vật.
 Khu vực phát hiện tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất.
Khu vực phát hiện tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất.
Trước đó, tháng 7/2017, trong quá trình thi công cảng tại vùng biển Dung Quất, thuộc thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, các công nhân của Công ty Hào Hưng đã phát hiện nhiều hiện vật gốm sứ và xác tàu. Qua khảo sát, các chuyên gia đã phát hiện xác tàu cổ dài khoảng 20m- 30m, cùng một số hiện vật gốm sứ thuộc thời nhà Minh, niên đại thế kỷ XVI.
Trung tá Nguyễn Văn Tâm, Đội trưởng Đội kiểm tra giám sát, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất cho biết: "Khu vực cảng rất đông người, khó quản lý. Chúng tôi sẽ làm một cái thẻ, xét trên từng trường hợp có danh sách trước. Khi vào khu vực thì có danh sách cấp thẻ cho người ta vào, khi ra khỏi thì thu lại thẻ, đảm bảo an toàn".
Vinh Thông/VOV - Miền Trung

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.