"Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay" là DSVH phi vật thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 5/1, Ngày hội văn hóa làng nghề và công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay” đã diễn ra tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 
Lễ hội cầu mùa là một trong những lễ hội lớn với nhiều nét văn hóa đặc trưng, độc đáo và truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Chay ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội thường được tổ chức vào trước hoặc sau Tết Nguyên đán hàng năm.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay” cho cộng đồng dân tộc Sán Chay tại Phú Lương. (Ảnh: Quân Trang/TTXVN)
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay” cho cộng đồng dân tộc Sán Chay tại Phú Lương. (Ảnh: Quân Trang/TTXVN)
Vào ngày tổ chức lễ hội cầu mùa, bà con trong làng chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như thịt gà, thịt lợn, chuẩn bị đèn nến và các lễ vật khác. Đồ vật không thể thiếu trong khi làm lễ là những bức tranh cổ đi kèm. Một bộ tranh cổ đầy đủ của các thầy cúng gồm có 28 tờ tranh, từ tranh Ngọc Hoàng, tranh chiếu mệnh..., mỗi bức tranh được vẽ với những hình ảnh khác nhau, được dùng trong những dịp khác nhau. Ví dụ, tranh dùng trong lễ cúng người chết, tranh dùng trong lễ cúng cấp sắc, tranh dùng trong lễ cầu mùa. 
Bên cạnh các bức tranh, những đồ vật cần có trong lễ cúng cầu mùa là một thanh kiếm (hoặc đao), tượng trưng cho những dụng cụ làm đất trồng trọt… Khi lễ vật đã chuẩn bị xong, chủ lễ trong trang phục lễ tế bắt đầu hành lễ cầu xin các thần linh phù hộ cho dân làng quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, muôn loài được sinh sôi nảy nở, làng xóm yên vui. Mọi người trong làng luôn mạnh khỏe, có cuộc sống ấm no… 
Lễ hội cầu mùa của đồng bào dân tộc Sán Chay ở Thái Nguyên mang tính nhân văn cao cả, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là cầu nối tâm linh giữa đất trời và con người, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân lao động.
Tại sự kiện, Ban Tổ chức đã tôn vinh hai Làng nghề chè Cụm Khe Cốc, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh và Làng nghề chè xóm Trung Thành 2, xã Vô Tranh (huyện Phú Lương), được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Đơn vị kinh tế-du lịch làng nghề tiêu biểu”.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.