Kbang: Tọa đàm về bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 12-1, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với UBND xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình Tọa đàm về Bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc cồng chiêng, thuộc dự án “Di sản kết nối” (giai đoạn 1) do Hội đồng Anh Việt Nam tài trợ tại làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng.
Tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Thị Hiền-Viên Phó Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; bà Phạm Minh Hồng-Quản lý Nghệ thuật Hội đồng Anh Việt Nam; đại diện Bảo tàng tỉnh Gia Lai; đại diện Phòng Văn hóa Thông tin huyện Kbang; cùng lãnh đạo địa phương. 
Ông Đinh Dũng, làng Mơ Hra giới thiệu một số nhạc cụ của dân tộc Bahna. Ảnh: Hà Duyệt
Ông Đinh Dũng, làng Mơ Hra giới thiệu một số nhạc cụ của dân tộc Bahnar. Ảnh: Hà Duyệt
Buổi tọa đàm đã báo cáo kết quả công tác triển khai dự án “Di sản kết nối” tại xã Kông Lơng Khơng do Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với UBND xã Kông Lơng Khơng thực hiện dưới sự tài trợ của Hội đồng Anh. Theo đó, từ tháng 12-2018 đã tổ chức tập huấn cho dân làng về nhận diện và bảo tồn di sản cho cộng đồng; đồng thời tổ chức sưu tầm hơn 60 hiện vật về đời sống âm nhạc và vật dụng sinh hoạt của đồng bào Bahnar, trưng bày tại khu vực nhà rông làng Mơ Hra-hay còn gọi là Bảo tàng cộng đồng, hiện đã khai trương. Buổi tọa đàm cũng tập trung thảo luận nhằm tìm ra giải pháp bảo tồn, phát huy di sản âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên trong đồng bào Bahnar; giúp cho giới trẻ nhận thức được các giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên và biến nó thành sinh kế góp phần vào sự phát triển của đời sống cộng đồng Bahnar. 
Dịp này, đại diện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và Hội đồng Anh Việt Nam đã trao tặng dân làng Mơ Hra 1 bộ cồng chiêng 13 món; trao tặng UBND xã Kông Lơng Khơng Quỹ hỗ trợ âm nhạc cồng chiêng trị giá 50 triệu đồng. 
Hà Duyệt

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.