Đào được bình rượu cổ 2.000 năm tuổi của giới quý tộc xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khảo cổ vừa khai quật một chiếc bình đồng cổ vẫn còn nguyên 3,5 lít rượu từ 2.000 năm trước ở miền trung Trung Quốc.

Hai chiếc bình đồng cổ được tìm thấy trong khu mộ được cho là có từ cuối triều Tây Hán. (Nguồn: Baidu)
Hai chiếc bình đồng cổ được tìm thấy trong khu mộ được cho là có từ cuối triều Tây Hán. (Nguồn: Baidu)



Bình rượu cổ này là một trong hai bình được tìm thấy trong một khu mộ cổ được phát hiện bởi các công nhân tại một công trường xây dựng ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam hồi tháng 9 vừa qua, tờ The Beijing Newsđưa tin.

Sau đó, 200 ngôi mộ được cho là có từ cuối triều đại Tây Hán (Năm 206 trước Công nguyên – năm 8 sau Công nguyên) đã được phát hiện và công tác khai quật vẫn đang được tiến hành tại khu vực này.

Về 2 chiếc bình đồng cổ, một bình rỗng và một bình có chứa rượu đã được tìm thấy trong một buồng phụ của một trong những ngôi mộ, Pan Fusheng, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Khảo cổ và Di tích Văn hóa Thành phố Lạc Dương chia sẻ với báo chí.

“Chiếc bình có cảm giác rất nặng khi chúng tôi di chuyển nó nên chúng tôi đoán bên trong có thể đựng rượu”, ông Pan nói và cho biết thêm rằng 3,5 lít chất lỏng bên trong chiếc bình cổ này sau đó đã được rót vào một chiếc bình thủy tinh.

Theo South China Morning Post, các nhà nghiên cứu cho biết họ tin rằng đây là một loại rượu được làm từ ngũ cốc lên men và được sản xuất trong cùng thời kỳ với ngôi mộ. Kết quả sẽ được xác nhận bằng cách phân tích mẫu chất lỏng cực kỳ quý giá này.


 

Lượng rượu quý giá trong chiếc bình cổ được cho là làm từ ngũ cốc lên men. (Nguồn: Baidu)
Lượng rượu quý giá trong chiếc bình cổ được cho là làm từ ngũ cốc lên men. (Nguồn: Baidu)



Đáng nói, họ cho rằng, loại rượu này được người quý tộc Trung Quốc dùng trong thời cổ đại.

Nhưng ông Pan khuyến cáo rằng, mọi người không nên cố gắng uống loại rượu có 2.000 năm tuổi.

“Rượu đó có thể uống được, nhưng nó có thể có độc”, ông Pan nói và giải thích thêm rằng các phân tử của chiếc bình đồng cổ có thể đã nhiễm vào rượu theo thời gian và thành phần của nó cũng có thể đã thay đổi.

“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ không uống thử nó vì lượng rượu này có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn”, ông Pan nói.

Các đồ vật tang lễ có giá trị khác cũng được đào lên từ ngôi mộ nơi các bình rượu được tìm thấy. Trong số 60 di vật được khai quật, có 20 mảnh ngọc bích và một số trong số chúng thậm chí có thể trở thành kho báu quốc gia.

Ông Pan cho biết chủ nhân của ngôi mộ có thể là một ông quan cấp thành phố hoặc tỉnh.

Các cổ vật từ ngôi mộ sau đó đã được đưa đến phòng thí nghiệm để đánh giá, trong khi cả khu mộ sẽ được di dời và phục hồi.

Trước đó, vào tháng 3, các nhà khảo cổ đã có phát hiện tương tự ở Hàm Dương, Thiểm Tây. Theo đó, một chiếc bình cổ bằng đồng được đậy kín để bên trong một ngôi mộ được cho là của một người dân bình thường từ triều Tần (năm 221 – 207 trước Công nguyên). Bình rượu này chứa 300ml rượu lên men có màu trắng sữa.

Hồng Vân (Dantri)
Theo South China Morning Post

 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Nối dài hành trình của tà áo dài

Nối dài hành trình của tà áo dài

(GLO)- Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phát động khiến cho hàng ngàn chiếc áo dài được nối dài hành trình, tiếp tục viết nên những câu chuyện san sẻ đầy tình người.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.