Ngôi chùa có tháp bằng gốm cao nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chùa Viên Giác ở Sài Gòn có tuổi đời hơn 60 năm, nổi bật với ngôi tháp thờ Xá lợi Phật được làm hoàn toàn bằng gốm sứ.

Chùa Viên Giác (đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình, TP HCM) được xây dựng năm 1955. Ban đầu, chùa chỉ là một amnhỏ, đến năm 2001 mới được xây dựng thêm các công trình quy mô lớn như hiện tại.
Chùa Viên Giác (đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình, TP HCM) được xây dựng năm 1955. Ban đầu, chùa chỉ là một amnhỏ, đến năm 2001 mới được xây dựng thêm các công trình quy mô lớn như hiện tại.
 Nổi bật trong khuôn viên chùa là ngôi tháp Đẳng Quang được xây dựng năm 1996 và hoàn thành sau ba năm. Tháp cao 22 m, được Trung tâm sách kỷ lục công nhận là chùa có tháp gốm cao nhất Việt Nam.
Nổi bật trong khuôn viên chùa là ngôi tháp Đẳng Quang được xây dựng năm 1996 và hoàn thành sau ba năm. Tháp cao 22 m, được Trung tâm sách kỷ lục công nhận là chùa có tháp gốm cao nhất Việt Nam.
Tháp gốm gồm ba tầng với bảy mái được lợp ngói lưu ly. Mái làm theo hình cá chép hóa rồng. Bên trong tháp thờ Xá lợi Phật, tầng hầm có tro cốt và vật lưu niệm của các vị trụ trì trước đây.
Tháp gốm gồm ba tầng với bảy mái được lợp ngói lưu ly. Mái làm theo hình cá chép hóa rồng. Bên trong tháp thờ Xá lợi Phật, tầng hầm có tro cốt và vật lưu niệm của các vị trụ trì trước đây.
Tầng nền có họa tiết hoa sen cách điệu trên nền men trắng. Bốn cửa xung quanh chạm 8 vị thần Kim Cang trên nền gỗ. Lối vào tháp luôn đóng cửa, hạn chế cả du khách, tăng ni phật tử đi lên.
Tầng nền có họa tiết hoa sen cách điệu trên nền men trắng. Bốn cửa xung quanh chạm 8 vị thần Kim Cang trên nền gỗ. Lối vào tháp luôn đóng cửa, hạn chế cả du khách, tăng ni phật tử đi lên.
Những viên gạch ốp bên ngoài tháp đều bằng gốm, khắc họa hình thập bát la hán.
Những viên gạch ốp bên ngoài tháp đều bằng gốm, khắc họa hình thập bát la hán.
 Chánh điện chùa khá rộng, dù được xây mới nhưng vẫn mang nét kiến trúc truyền thống với hệ thống kèo cột, rui mè đỡ mái giống như kiểu nhà rường Việt Nam.
Chánh điện chùa khá rộng, dù được xây mới nhưng vẫn mang nét kiến trúc truyền thống với hệ thống kèo cột, rui mè đỡ mái giống như kiểu nhà rường Việt Nam.
 Phía trong cùng của chánh điện là hình ảnh Đức Phật A Di Đà được tôn trí uy nghiêm trên đài sen, hai bên là hình ảnh các vị la hán, mỗi người một tư thế.
Phía trong cùng của chánh điện là hình ảnh Đức Phật A Di Đà được tôn trí uy nghiêm trên đài sen, hai bên là hình ảnh các vị la hán, mỗi người một tư thế.
Quanh hành lang chùa trang trí những con nghê màu trắng, điêu khắc tinh xảo theo một hàng thẳng.
Quanh hành lang chùa trang trí những con nghê màu trắng, điêu khắc tinh xảo theo một hàng thẳng.
Phía dưới chánh điện là phòng giảng kinh thuyết pháp; đối xứng hai bên là Ðông đường và Tây đường, nơi tiếp khách, nghỉ ngơi của các tăng ni.
Phía dưới chánh điện là phòng giảng kinh thuyết pháp; đối xứng hai bên là Ðông đường và Tây đường, nơi tiếp khách, nghỉ ngơi của các tăng ni.


Quỳnh Trần (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.