Những biểu tượng chưa được giải mã có từ thời La Mã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Pict sinh sống ở miền đông và bắc Scotland từ cuối thời kỳ Đồ sắt tới sơ kỳ Trung Cổ. Ngôn ngữ Pict đã tuyệt chủng, có rất ít dấu tích trực tiếp liên quan đến ngôn ngữ này còn tồn tại.


 

 



Trong một cái tên có những yếu tố gì? Với người Pict cổ đại-một liên đoàn các bộ lạc nói ngôn ngữ Celt từng sống ở vùng Scotland ngày nay – câu trả lời có lẽ là những thứ như “cá hồi-quái vật” hoặc “cá-hoa”.

Đó chỉ là hai sự kết hợp trong khoảng 30 biểu tượng bí ẩn mà xã hội nông dân này, những người sống từ giữa thế kỉ thứ 3-10 CN, khắc lên hàng trăm đài kỉ niệm đá đứng tự do và các công cụ bằng xương. Nhưng các biểu tượng chưa được giải mã, và ý nghĩa của chúng đã khiến các nhà nghiên cứu bối rối hàng thế kỉ. Hiện nay, các nhà khảo cổ học có lẽ đã tiến thêm một bước nhờ tìm hiểu ra những biểu tượng sớm nhất xuất hiện lúc nào.

Vì hầu hết các biểu tượng của người Pict được khắc trên đá, không thể xác định niên đại của chúng bằng các phương pháp truyền thống dựa trên tỷ lệ phân rã của các vật liệu hữu cơ. Thay vào đó, các nhà khảo cổ đã dựa vào quy tắc kinh nghiệm không chính xác, đưa ra giả thuyết những biểu tượng chạm khắc lên những viên đá không rõ hình thù ở khu vực này thường có niên đại từ khoảng thế kỉ 5 CN. Nhưng bằng chứng đó quá gián tiếp và không được xem là chính xác như phương pháp định tuổi trực tiếp.

Vào đầu thế kỷ 19, một nhóm trẻ con đã phát hiện các hình khắc trên một bức tường thuộc về Dunnicaer, một địa điểm công sự của người Pict ở bờ biển phía đông Scotland. Trong những cuộc khai quật khảo cổ địa điểm này gần đây, những người đào đất cũng tìm thấy dấu vết của vật liệu hữu cơ-một số mảnh gỗ được bảo tồn và một mảnh than củi trong một lòng lò sưởi cổ đại.

Các nhà khoa học đã xác định niên đại bằng carbon phóng xạ những vật thể này, và nhiều mảnh gỗ nữa từ một địa điểm sâu hơn trong nội địa, vào khoảng năm 200-300 CN. Họ cũng xác định niên đại một khúc xương bò và một chiếc kim bằng xương từ một địa điểm Pict ở Quần đảo Orkney vào khoảng năm 400 CN. Kết hợp lại, những phát hiện này ám chỉ các biểu tượng Pict có niên đại từ ít nhất là đầu thế kỷ thứ ba.

Theo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.