Công bố nhiều phát hiện mới của khảo cổ học VN có tiếng vang TG

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 29/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học Việt Nam lần thứ 53, năm 2018.
 Quang cảnh của hội nghị. Ảnh: P.Đ.
Quang cảnh của hội nghị. Ảnh: P.Đ.
Tại hội nghị, có hơn 350 bản báo cáo trình bày tại 4 tiểu ban: Khảo cổ học (KCH) tiền sử, KCH lịch sử, KCH Chăm pa - Óc Eo và KCH dưới nước. Nội dung các bản báo cáo đề cập đến nhiều vấn đề trong KCH: Kết quả các cuộc điều tra, khai quật, thông tin về các phát hiện mới, nghiên cứu mới.
Chẳng hạn như, các di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê, việc khoan mũi khoan đá ở Hoa Lộc trong một cuộc khai quật mới nhất được thực hiện bởi các nhà Khảo cổ học Việt Nam và Úc, Hoàng thành Thăng Long sau nhiều năm phát hiện và nghiên cứu: Những giải pháp mới cho việc bảo tồn.
 Một số hình ảnh mới về KHC Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: PĐ.
Một số hình ảnh mới về KHC Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: PĐ.
Trong đó, kết quả khai quật KCH tại di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có tầm vóc quốc tế, chưa từng ghi nhận trong khu vực Đông Nam Á, đã gây chấn động giới khảo cổ, làm thay đổi cách nhìn của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Kết quả khai quật cho biết đã tìm thấy di cốt hoàn chỉnh của một trẻ em khoảng 4 tuổi, ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa, mở ra một bước ngoặt mới cho nền KCH nước nhà.
Ngoài ra, tại đây còn phát hiện được nhiều di vật đá, đồ gốm, xương động vật,.. những di vật này chứng minh cho các hoạt động sống của bộ lạc thời tiền sử, sớm nhất có thể sơ kỳ Đá mới cách đây 6000- 7000 năm.
 Hình ảnh một số mẫu vật mới nhất được tìm thấy ở hang động núi lửa Krông Nô. Ảnh: P.Đ.
Hình ảnh một số mẫu vật mới nhất được tìm thấy ở hang động núi lửa Krông Nô. Ảnh: P.Đ.
Phát biểu tại hội nghị, TS Phan Thanh Hải - đồng chủ trì Hội nghị nói: “Hội nghị này là cơ hội để Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế mở rộng hợp tác, quảng bá hình ảnh di sản Huế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của  TT- Huế.
Sự kiện này đồng thời là cơ hội để đội ngũ cán bộ làm công tác khảo cổ và bảo tồn của Trung tâm cũng như của  TT - Huế có cơ hội giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu trong cả nước và nước ngoài”.
Phúc Đạt (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.