Dòng họ Lý gốc Việt thứ hai ở Hàn Quốc (phần1):Tạo dựng nước Hàn Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai dòng họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc đều bắt nguồn từ học Lý Đình Bảng ở Việt Nam và do hai hoàng tử vua Lý di cư sang vương quốc Cao Ly lập nên vào thế kỷ 12 và 13. Cả hai dòng họ này đều sớm hội nhập vào cuộc sống của cộng đồng cư dân Hàn Quốc và có những nhân vật có nhiều cống hiến trong lịch sử Hàn Quốc.
Trong nhiều năm qua, dư luận Việt Nam đã biết một họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc thường gọi là họ Lý Hoa Sơn. Tổ của họ Lý này là Hoàng thúc Lý Long Tường nhập cư vào vương diện của họ Lý này là ông Lý Xương Căn thuộc đời thứ 31 kể từ vua Lý Thái Tổ, cùng nhiều con cháu ở Hàn Quốc đã nhiều lần về thăm cố quốc và làng quê Đình Bảng.
Gần đây Giáo sư Pyon Hong Kee (Phiếu Hoằng Cơ), một chuyên gia nghiên cứu tộc phả nổi tiếng của Hàn Quốc, phát hiện thêm một dòng họ Lý gốc Việt thứ hai thường gọi là họ Lý Tinh Thiện.
Theo GS Pyon Hong Kee, tổ của dòng họ Lý Tinh Thiện là Lý Dương Côn (Lee Yang - Kon) nhập cư vào Cao Ly hồi đầu thế kỷ 12. Gia phả của dòng họ mang tên “Tinh Thiện Lý thị tộc phổ” đang được lưu giữ lại Thư viện Quốc gia ở Seoul cho biết, Lý Dương Côn tự Nguyên Minh, là Hoàng tử thứ ba con vua Lý tên là Càn Đức được nhà Tống phong là Nam Bình Vương. Đối chiếu với chính sử Việt Nam, có thể các định đó là vua Lý Nhân Tông (1072-1128) tên là Càn Đức, con trưởng vua Lý Thánh Tông (1054-1072) và nguyên phi Ỷ Lan.
Theo chính sử, vua Lý Nhân Tông có ba hoàng hậu nhưng không có con trai và năm 1117 lập Lý Dương Hoán (1116-1138) là con trai của Sùng Hiền hầu, em ruột vua, làm Hoàng thái tử. Năm 1127, sau khi vua Lý Nhân Tông mất, Dương Hoán lên ngôi tức vua Lý Thần Tông (1128-1138).
Gia phả họ Lý Tinh Thiện chép Dương Côn là con trai thứ ba của vua Lý Càn Đức, phải hiểu là con nuôi của nhà vua và là em của Lý Dương Hoán tức Lý Thần Tông. Nhưng ở đây có sự việc chưa rõ là theo chính sử, cho đến năm 1112, Sùng Hiền hầu vẫn chưa có con trai, phải đi cầu tự và nhờ phép lạ của sư Từ Đạo Hạnh mới sinh được Dương Hoán coi như hóa thân của Từ Đạo Hạnh.
Trong lúc đó, vì không có con nối dõi nên nhà vua nuôi con trai của nhiều hoàng thân như Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng. Vậy Dương Côn là con trai của Sùng Hiền hầu hay của một hoàng thân khác? Tất nhiên tên Dương Côn cho thấy có nhiều khả năng ông là em của Dương Hoán, con trai thứ ba của Sùng Hiền hầu, tuy trong chính sử ghi chép tên một người con trai trưởng của Sùng Hiền hầu là Dương Hoán.
Sau khi nhập cư vào Cao Ly, cháu đời thứ 6 là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Uimin) trở thành một nhân vật lịch sử được chính sử Cao Ly ghi chép rõ ràng. Theo “Cao Ly sử”, ông là người khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, được tuyển vào quân đội bảo vệ kinh thành. Vua Cao Ly lúc đó là Nghị Tông (Ui-Jong, 1146-1170) yêu mến ông, phong làm Biệt tướng.
Bấy giờ, sau cuộc kháng chiến lâu dài chống nạn xâm lược của Khiết Đan, trong vương triều Cao Ly thế lực võ quan rất mạnh và giữ vai trò chi phối. Năm 1170, tướng Trịnh Trọng Phu (Jeong Jung-bu) cầm đầu một phái võ quan làm chính biến, phế vua Nghị Tông, lập vua Minh Tông (Myeong-jong, 1170-1197). Nhưng các thế lực đối lập khởi binh chống đối quyết liệt. Lý Nghĩa Mẫn là phụ tá thân cận của Lý Trọng Phu, nhiều lần cầm quân đánh bại những cuộc nổi dậy đó và lần lượt được phong Trung lang tướng, Tướng quân, Đại tướng quân (1173), Thượng tướng quân (1174), Tây bắc lộ binh mã sứ (1178).
Dưới triều Minh Tông, các phe phái võ quan thâu tóm quyền hành và tranh giành nhau, đặt nhà vua vào vị trí danh nghĩa. Năm 1179 phái võ quan do Khánh Đại Thăng (Kyung Dae- Seung) cầm đầu giết Trịnh Trọng Phu, nắm quyền chuyên chế. Năm 1181, Lý Nghĩa Mẫn tuy giữ chức Hình bộ Thượng thư Thượng tướng quân, nhưng thuộc phái Trịnh Trọng Phu nên bị Khánh Đại Thăng nghi ngờ và luôn luôn phải lo đề phòng rồi cáo bệnh lui về quê. Vua Cao Ly nhiều lần mời tham chính, nhưng Lý Nghĩa Mẫn vẫn không về triều.
Sau khi Khánh Đại Phu chết, vua Cao Ly sợ nổi loạn nên sai sứ mời ông vào điện bệ kiến. Từ đó ông phò tá Minh Tông, được phong làm tư không tả bộ xã, năm 1190 làm Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự nắm quyền hành như tể tướng, đứng đầu chính quyền quân sự Cao Ly trong 14 năm (1183-1196).
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.