Ngôi mộ 2.800 năm chứa đầy vàng ở Kazakhstan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khảo cổ tìm thấy 3.000 đồ chế tác bằng vàng quý hiếm trong ngôi mộ nghi thuộc về thành viên hoàng tộc hoặc quý tộc người Saka.

Đồ chế tác trong khu mộ được làm từ vàng với kỹ thuật tinh xảo. Ảnh: Metro.
Đồ chế tác trong khu mộ được làm từ vàng với kỹ thuật tinh xảo. Ảnh: Metro.



Kho báu 2.800 năm gồm nhiều đồ trang sức bằng vàng được các nhà khảo cổ học khai quật tại Kazakhstan, Metro hôm 30/7 đưa tin. Khoảng 3.000 đồ chế tác bằng vàng và đồ vật quý hiếm khác nằm dưới khu mộ trên dãy núi Tarbagatai. Nhóm nghiên cứu suy đoán kho báu vô giá này thuộc về thành viên trong hoàng tộc hoặc quý tộc của người Saka ở Trung Á vào thế kỷ 8 trước Công nguyên.

Trong số đồ chế tác có những đôi khuyên tai hình quả chuông, đĩa vàng, thẻ bài, chuỗi xích và vòng cổ gắn đá quý. Các hạt vàng trang trí quần áo được làm bằng kỹ thuật tinh xảo, hé lộ trình độ sản xuất trang sức xuất sắc của người thời đó. Nhóm khảo cổ hy vọng có thể tìm thấy hài cốt của đôi vợ chồng tôn quý, chủ nhân của khó báu, nhưng họ chưa mở mộ.


 

Kho báu nhiều khả năng thuộc về đôi vợ chồng có địa vị cao trong xã hội Saka. Ảnh: Metro.
Kho báu nhiều khả năng thuộc về đôi vợ chồng có địa vị cao trong xã hội Saka. Ảnh: Metro.



"Lượng lớn đồ vật quý giá trong khu mộ khiến chúng tôi tin chắc có một người đàn ông và phụ nữ được chôn cất ở đây. Họ có thể là người trị vì hoặc thuộc tầng lớp cao cấp trong xã hội của người Saka", giáo sư Zainolla Samashev, người phụ trách khai quật, cho biết.

"Phát hiện này mang đến cho chúng tôi cách nhìn hoàn toàn khác về lịch sử của địa phương. Người cổ đại rõ ràng có những kỹ năng xuất chúng trong khai khoáng, mua bán và chế tác trang sức", Danial Akhmetov, tỉnh trưởng tỉnh East-Kazakhstan, cho biết. Có khoảng 200 khu mộ ở cao nguyên Eleke Sazy, khu vực tìm thấy kho báu, nhưng nhiều khu mộ bị cướp phá vào thời cổ đại.

Bao quanh cao nguyên này là những đồng cỏ trù phú được vua Saka xem như thiên đường. Người Saka là một nhánh của người Scythia, nền văn minh du mục ở Trung Á và vươn rộng tới Siberia.

Theo Vnexpress/TPO

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Nối dài hành trình của tà áo dài

Nối dài hành trình của tà áo dài

(GLO)- Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phát động khiến cho hàng ngàn chiếc áo dài được nối dài hành trình, tiếp tục viết nên những câu chuyện san sẻ đầy tình người.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.