Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 360 bộ cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh hiện có 336 bộ cồng chiêng.

  Ảnh minh họa (nguồn: Đắk Nông Online)
Ảnh minh họa (nguồn: Đắk Nông Online)




Đắk Nông là địa phương có hơn 40 dân tộc anh em sinh sống, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể rất độc đáo, phong phú, đa dạng. Để kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể mang tính khách quan và đạt hiệu quả, ngành văn hóa đã tổ chức 2 đợt kiểm kê. Đợt thứ nhất năm 2015, kiểm kê tại 56 bon của 3 huyện Đắk R'lấp, Chư Jút, Đắk Glong. Đợt thứ 2 năm 2017, tiến hành kiểm kê tại 147 bon, buôn, bản tại các huyện còn lại, với thành phần là đồng bào bản địa M'nông, Mạ, Ê đê và đồng bào các dân tộc phía Bắc như Tày, Nùng, Thái, Dao, Mông…

Qua kiểm kê cho thấy, đối với đồng bào các dân tộc bản địa M'nông, Mạ, Ê đê, một số di sản văn hóa truyền thống như cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm… vẫn được duy trì, phát triển. Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 336 bộ cồng chiêng, 194 nghệ nhân biết chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc, 12 người biết hát kể Ót N'drong (sử thi), 301 người biết hát dân ca, 106 người biết kể chuyện cổ và 50 người có khả năng truyền dạy dệt thổ cẩm… Đặc biệt, cây đàn Tính, điệu hát Then của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng đã trở nên quen thuộc với mọi người. Đến thời điểm này, có 69 người biết và sử dụng đàn Tính, hát Then và 55 người biết dệt thổ cẩm.

Một số lễ hội truyền thống được đồng bào thường xuyên tổ chức như Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở xã Đắk R'măng; Lễ hội Lồng tồng của người Tày và hội thi chọi bò của người Mông ở xã Quảng Hòa (Đắk Glong); Hội Ném còn của người Mông, Thái, Tày…

Lan Anh (toquoc)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.