Tìm thấy tháp sọ người Aztec 500 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một trong những khám phá khảo cổ đáng chú ý nhất 2018 là tìm thấy tháp sọ người Aztec 500 năm tuổi ở thành phố Mexico City, trang tin Thevintagenews.com (TVC) đầu tháng 7 cập nhật.

Tháp sọ người ở Templo Mayor
Tháp sọ người ở Templo Mayor



 Công đầu tiên phát hiện thấy tháp sọ người này không phải là các nhà khảo cổ học mà là nhóm thợ điện. Chuyện bắt đầu từ năm 1978 khi một một thợ điện làm việc dưới tầng hầm tình cờ phát hiện thấy một bức tượng cổ, hóa ra là nữ thần Aztec Coyolxauhqui.

Từ phát hiện trên, các nhà khảo cổ đã lần ra dấu vết của kim tự tháp cổ đại có tên Templo Mayor, hay đúng hơn là nền móng của một chiếc tháp sọ người khổng lồ có niên đại cách chúng ta trên 5 thế kỷ. Templo Mayor là một trong những ngôi đền chính của người Aztec ở thủ phủ Tenochtitlan, nay là Mexico City. Phong cách kiến ​​trúc nó thuộc về giai đoạn hậu Mesoamerica.

Một phần của thủ phủ Tenochtitlan và là quê hương của người Mexica đã từng bị người chinh phục Tây Ban Nha tấn công vào thế kỷ 16 và bắt đầu xây dựng thành quách mà ngày nay vẫn còn tồn tại thuộc Mexico City, thủ đô Mexico ngày nay.

Tenochtitlan là một thành phố kim tự tháp, được xây dựng năm 1325, với Templo Mayor đóng vai trò là đầu mối tín ngưỡng. Trên đỉnh đền thờ này là hai ngôi đền dành cho Huitzilopochtli, thần chiến tranh và Tlaloc, thần mưa. Sự khám phá tháp sọ người Aztec 500 năm tuổi đã hé lộ một phần nền văn hóa Mesoamerican.

Trước đó, tháng 7/2017, Viện Nhân chủng và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã tìm thấy tòa tháp Aztec Temple (Templo Mayor) ở Tenochtitlan, có quy mô rộng bằng một chiếc sân bóng rổ. Tenochtitlan đã được thành lập vào năm 1325 và để lại những câu chuyện khủng khiếp về sự hy sinh của con người gắn liền với xã hội. Để tạo ra tháp Aztec Temple, chủ nhân của những chiếc sọ này đã bị moi tim, bởi tim là linh hồn của con người. Sau đó họ bị chặt đầu, da và cơ bị tách khỏi hộp sọ , sau đó xiên ngang treo trên cột .

Theo các nhà khảo cổ, có khoảng 100.000 hộp sọ được tìm thấy tại đền Templo Mayor, tạo ra những hàng cột sọ người có tên là “tzompantli”. Sau một thời gia dài dãi dầm mưa nắng, những hộp sọ bắt đầu bị nứt vỡ, mất răng , người ta tiếp tục dùng vữa để gia cố và tạo thành tháp sọ người dạng giá đỡ. Qua nghiên cứu, trước khi chết những người này có sức khỏe tốt, 75% là đàn ông có độ tuổi từ 20-35, 20% là phụ nữ và 5% là của trẻ em.


 

 Có khoảng 100.000 hộp sọ được tìm thấy tại đền Templo Mayor
Có khoảng 100.000 hộp sọ được tìm thấy tại đền Templo Mayor



 Trong một bài báo công bố trên trang web của tạp chí Science năm 2018, quy mô của giá và tháp cho thấy, có tới hàng ngàn hộp sọ được dùng để xây dựng tháp, điều này chứng tỏ có rất nhiều người bị chết mà người ta tin rằng hậu quả của sự chinh phạt của người Tây Ban Nha hoặc do văn hóa hiến tế người sống rùng rợn của người Aztec để tôn vinh các vị thần.

Kể từ khi khai quật năm 2015, giới sử học đã bắt tay vào nghiên cứu. Có giả thiết cho rằng sọ người trong tháp là của các chiến binh từ trước cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha nhưng về sau, do phát hiện thấy độ tuổi và giới tính không đồng nhất nên giả thiết trên bị loại bỏ. Hiện, các nhà khảo cố đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu các nghi thức tế thần của người Aztec để trả lời ai là chủ nhân của tháp cũng như vì sao họ lại bị giết?


 

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra chủ nhân của tháp Templo Mayor
Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra chủ nhân của tháp Templo Mayor



Kim Hùng (nongnghiep)
Theo Thevintagenews.com- 6/2018)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.