19 triệu đô mua báu vật Trung Hoa bị quên lăn lóc ở gác xép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 Nhà đấu giá Sotheby's ở Paris (Pháp) ngày 12-6 công bố chiếc bình sứ Trung Hoa vốn bị quên lãng hơn trăm năm đã về tay chủ nhân mới với giá cao gấp hơn 30 lần mức giá ước tính ban đầu.
 Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Món đồ sứ cực kỳ tinh xảo được chế tác dưới triều vua Càn Long của nhà Thanh được mang ra đấu giá với giá khởi điểm là 500.000 euro (khoảng 590.000 USD), song cuối cùng đã được bán với giá "khủng" hơn rất nhiều: 16,2 triệu euro (19 triệu USD), theo Hãng tin AFP.
Chủ sở hữu mới của món bảo vật là một nhà sưu tập trẻ người Trung Quốc.
Anh này tự mình đến dự buổi đấu giá và chiến thắng những nhà sưu tập đồng hương khác, vốn chỉ tham gia qua điện thoại.
AFP cho biết với các cuộc đấu giá có giá trị lớn thế này, rất ít nhà sưu tập chịu xuất hiện công khai. Con số 19 triệu USD cũng là mức cao nhất từng được đưa ra tại Nhà Sotheby's ở Paris.
 Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Gia đình người Pháp sở hữu chiếc bình trước đó vốn mua được nó từ thế kỷ 19 nhưng sau đó lại "bỏ quên" trong hộp giày trên gác hơn trăm năm. Chủ nhân ban đầu của chiếc bình giải thích chiếc bình bị hắt hủi vì không ai trong gia đình, kể từ thời ông bà anh, thích nó.
Nó chỉ được "khai quật" trong một dịp tình cờ cùng với nhiều vật dụng cũ khác và được các chuyên gia Sotheby's xác nhận là cổ vật quý hiếm hồi tháng 3 năm nay.
Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Có thể thấy đây đúng là món đồ quý, do lẽ dù không được giữ gìn kỹ, chiếc bình sứ ở trong tình trạng gần như "không tì vết", với các họa tiết và màu sắc của bức tranh phong cảnh bình yên, tô điểm bằng hươu và chim hạc, rõ nét.
"Chiếc bình là mẫu vật duy nhất được biết trên thế giới có được những họa tiết trang trí chi tiết đến vậy. Đây là một tác phẩm nghệ thuật lớn" ông Olivier Valmier, chuyên gia nghệ thuật châu Á thuộc Sotheby's, nhận xét.
Đồ sứ hiếm từ thời Càn Long gần đây rất được giá cao tại các cuộc đấu giá. Hồi tháng 4, một chiếc tô sứ đã được đấu giá thành công với mức 3,9 triệu USD tại Nhà Sotheby's ở Hong Kong.
 Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Chiếc bình sứ Trung Hoa từ thế kỷ 18, trị giá 19 triệu USD - Ảnh: AFP
Trường Sơn (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.