Đà Nẵng thông báo về các phát lộ tường hào, móng tại Thành Điện Hải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 10-5, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, trong quá trình thực hiện tu bổ, phục hồi Di tích Thành Điện Hải (giai đoạn 1) tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, các đơn vị tu bổ, phục hồi di tích đã phát lộ nhiều đoạn tường hào và nền móng của Thành Điện Hải xưa.

Phần tường hào được phát lộ tại di tích Thành Điện Hải (Đà Nẵng).
Phần tường hào được phát lộ tại di tích Thành Điện Hải (Đà Nẵng).



Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Vishnu Huế là đơn vị đang thực hiện tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia Thành Điện Hải đã có báo cáo và hoàn thành xong việc đánh giá hiện trạng; đề xuất phương án tu bổ, phục hồi hạng mục đoạn tường hào ở phía Tây và phía Nam.

Theo đó, đoạn tường hào sau khi đào xuất lộ có vị trí tiếp giáp đoạn tường hào từ cầu phía Nam đến giữa hào phía Tây có chiều dài 126 m, được xây bằng gạch vồ truyền thống, kết hợp vữa tam hợp với nhiều loại gạch có kích thước khác nhau; theo nhận định có lẽ do gạch được sản xuất thủ công và do nhiều địa phương làm nên có nhiều kích cỡ khác nhau.

Về nền móng được phát lộ tại vị trí nối đoạn giữa tường hào với tường thành phía Tây, tại đây phần móng gạch nối tường hào vào tường thành phía Tây có chiều dài khoảng 14,2m, rộng 4,2m có cấu tạo móng dưới và hai bên xếp bằng đá ong, đá cuội và một phần nền xây bằng gạch vồ truyền thống.

Sau khi đo vẽ, định vị phần móng tường hào được xuất lộ và đối chiếu với vị trí, cấu tạo của tổng thể di tích cùng những luận cứ về lịch sử, đại diện Công ty VISHNU Huế đã khẳng định, đây là một phần cấu tạo nên tường hào thuộc di tích Thành Điện Hải đã bị vùi lấp, xâm lấn theo thời gian và đã có báo cáo đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án tu bổ phục hồi các hạng mục được phát lộ này.

Trước đó, ngày 29-3, Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Thành Điện Hải là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt và đồng thời khởi công công trình tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích này.

Trần Lê Lâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.