Nhạc xưa, quạt cổ 'tái xuất' tại đường sách Nguyễn Văn Bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triển lãm “Sưu tập - Thú chơi của người phong lưu” sẽ kéo dài từ ngày 19-25/3 tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
"Con lân" - tác phẩm gốm mỹ thuật Thành Lễ, từng được triển lãm tại Paris (Pháp) vào năm 1965. (Ảnh: BTC)
"Con lân" - tác phẩm gốm mỹ thuật Thành Lễ, từng được triển lãm tại Paris (Pháp) vào năm 1965. (Ảnh: BTC)
Những vật phẩm được trưng bày lần này thuộc năm chủ đề: Sách cổ, gốm cũ, tranh xưa, bản in các bản nhạc tiền chiến và bộ sưu tập quạt Marelli cổ.
Theo đó, công chúng sẽ có dịp gặp lại những cuốn sách được in từ cuối thế kỷ 19 như: “Sách quan chế” (bản in năm 1888), “Ấu học khải mông” (bản in năm 1893)… Đại diện ban tổ chức cho biết, đây là những cuốn sách quý hiếm, tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu sự phát triển của chữ Quốc ngữ cũng như tìm hiểu về đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19-đầu thế kỷ 20.
Bộ sưu tập tranh được giới thiệu lần này có chủ đề “Bộ lạc tự do thiểu số của xứ sở,” bao gồm khoảng 30 bức tranh của họa sỹ Bùi Văn Dưỡng vẽ con người vùng cao nguyên Lang Biang, ấn hành tại Đà Lạt năm 1955.
Nhiều cuốn sách được in từ cuối thế kỷ 19 sẽ được trưng bày tại triển lãm lần này. (Ảnh: BTC)
Nhiều cuốn sách được in từ cuối thế kỷ 19 sẽ được trưng bày tại triển lãm lần này. (Ảnh: BTC)
Bên cạnh đó, bộ sưu tập gốm mang tên “Hình tượng Việt Nam trên gốm mỹ thuật Thành Lễ” sẽ đưa công chúng trở lại những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của thương hiệu gốm mỹ thuật Thành Lễ.
Thông qua việc khắc họa hình tượng người phụ nữ mặc áo dài cách tân hay đưa hình tượng lân vào các sản phẩm của mình, gốm Thành Lễ đã góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh, giới thiệu văn hóa truyền thống Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế.
Trong dịp này, bạn đọc sẽ gặp lại một loại ấn phẩm đặc biệt - những bản nhạc nổi tiếng từ hơn 60 trước được in theo dạng tờ giấy gấp đôi với cách trình bày công phu, bìa ngoài được minh họa bằng tranh của những họa sỹ tài danh.
Bộ sưu tập quạt cổ. (Ảnh: BTC)
Bộ sưu tập quạt cổ. (Ảnh: BTC)
Không chỉ có vậy, 30 chiếc quạt Marelli cổ được trưng bày tại triển lãm lần này cũng sẽ gợi lên những hoài niệm về một thời đã xa. Marelli là một thương hiệu quạt nổi tiếng của Italy, vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ 19. Quạt Marelli vốn được người dân các đô thị khá ưa chuộng không chỉ bởi sự tiện ích mà còn nhờ kiểu dáng độc đáo.
Trong khuôn khổ chương trình, sáng 25-3, chủ nhân của các bộ sưu tập sẽ có buổi giao lưu, trò chuyện với khán giả về quá trình sưu tầm, bảo quản những vật phẩm mang dấu ấn thời gian cũng như những giá trị tiềm ẩn trong từng hiện vật.
Tại không gian Quán sách mùa Thu, bức tranh vẽ chân dung học giả Vương Hồng Sển (năm 1965) của họa sỹ Tạ Tỵ sẽ được trưng bày trong suốt thời gian diễn ra triển lãm “Sưu tập - Thú chơi của người phong lưu”.
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.