Bắc Giang: Đào móng xây nhà, thấy kho báu 200 năm dưới lòng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dịp cận Tết Nguyên đán, một hộ dân ở Bắc Giang bất ngờ đào được 1 túi tiền cổ có niên đại khoảng 200 năm được chôn dưới nền nhà.
 Dịp cận Tết Nguyên đán, một hộ dân ở Bắc Giang bất ngờ đào được 1 túi tiền cổ có niêm đại khoảng 200 năm được chôn dưới nền nhà.
Dịp cận Tết Nguyên đán, một hộ dân ở Bắc Giang bất ngờ đào được 1 túi tiền cổ có niêm đại khoảng 200 năm được chôn dưới nền nhà.
Anh Phạm Văn Tiến (ở Bắc Giang) cho biết: "Chiều ngày 10-2 (tức ngày 25 Tết) gia đình tôi đào móng, động thổ để ra Tết xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy nửa ngày đào móng, chúng tôi bất ngờ phát hiện dưới nền nhà có một chum tiền cổ, niên đại khoảng 200 năm trước".
"Lúc thợ đào xuống khoảng 1m bất ngờ đụng phải một chiếc chum bằng đất nung được bịt bằng vải cũ kỹ. Lúc đó, thợ nhà tôi không may làm vỡ chiếc chum và lộ ra rất nhiều tiền cổ ở bên trong"-anh Tiến nói.
Được biết, chum tiền cổ mà anh Tiến phát hiện được nặng khoảng 10 kg.
"Sau khi đào được chum tiền cổ này, tôi có hỏi một số anh chị biết tiếng Hán và được biết đây là tiền Minh Mệnh Thông Bảo, thời Nguyễn, có niên đại khoảng 200 trước".
Trong chum ngoài tiền Minh Mệnh Thông Bảo còn có tiền Gia Long Thông Bảo, tôi đoán chủ nhân của chúng sống ở thời kỳ chuyển giao giữa vua Gia Long và vua Minh Mệnh (khoảng  năm 1820)", ông chủ vui vẻ kể lại.
Anh Tiến cũng tiết lộ thêm, tất cả tiền cổ trong chum được làm bằng đồng, tuy nhiên do thời gian bị chôn quá lâu nên bị rỉ sét. Mặc dù không giữ được màu đồng nhưng chúng gần như còn nguyên vẹn.
Đồng Minh Mệnh Thông Bảo được vua Minh Mệnh phát hành ngay sau khi ông lên ngôi vào năm 1820. Đời vua Minh Mệnh bắt đầu đúc kiểu tiền hình tròn lỗ vuông bằng chất liệu vàng, bạc và đồng rất đa dạng. 
Mặt trước của tiền có bốn chữ Minh Mạng Thông Bảo, mặt sau để trống.
Minh Mệnh Thông Bảo có 4 loại khác nhau, trong đó, loại 1 có giá trị nhất được đúc 6 phân bằng đồng và bằng kẽm. Loại thứ 2 có kích thước lớn từ 22 - 25 mm, được phát hành từ năm 1820. Nguyên liệu là hợp kim đồng, kẽm và thiếc.
Loạt thứ ba có đường kính khoảng 22 mm, bằng hợp kim đồng kẽm, được phát hành từ năm 1825. LoạI thứ tư có đường kính 25 mm, được phát hành từ năm 1827.
 Tiền cổ có từ thời Minh Mệnh.
Tiền cổ có từ thời Minh Mệnh.
Nhờ sự phát triển của thương mại, kinh tế hàng hóa trong nước sôi động, nhà Nguyễn thời đó đã sử dụng nhiểu đồng tiền căn bản là tiền đồng, tiền kẽm, đặc biệt còn có cả vàng và bạc dùng trong lưu thông. 
Anh Tiến cho biết, mảnh đất anh đào được chum tiền cổ là của tổ tiên để lại. Tuy nhiên, ngoài chum tiền cổ kể trên, anh Tiến không tìm được vật gì khác.
"Rất có thể chủ nhân của chum tiền cổ này là một ai đó trong dòng họ nhà tôi. Tuy nhiên, niên đại qua lâu rồi nên cũng không thể khẳng định chính xác được", anh tâm sự.
 Đời vua Minh Mệnh bắt đầu đúc kiểu tiền hình tròn lỗ vuông bằng chất liệu vàng, bạc và đồng rất đa dạng. Mặt trước của tiền có bốn chữ Minh Mạng thông bảo, mặt sau để trống.
Đời vua Minh Mệnh bắt đầu đúc kiểu tiền hình tròn lỗ vuông bằng chất liệu vàng, bạc và đồng rất đa dạng. Mặt trước của tiền có bốn chữ Minh Mạng thông bảo, mặt sau để trống.
Anh Hùng Bá, một cửa hiệu chuyên kinh doanh tiền cổ cho hay, tiền Minh Mệnh Thông Bảo đang có giá thị trường khoảng 30.000-50.000 đồng/cặp - không rẻ, cũng không đắt.
Giới sưu tầm tiền cổ cũng không lạ gì đồng này, bởi lẽ, Minh Mệnh Thông Bảo là đồng tiền quý nhưng không hiếm.
Theo VTC News/Vietnamnet 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.