Thám sát nghiên cứu khảo cổ học khu vực đền Huyện ở Hà Tĩnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đợt thám sát, nghiên cứu lần này nhằm mục đích sẽ tìm kiếm những vết tích của các công trình kiến trúc cổ liên quan, sự phân bố các công trình tín ngưỡng thời Lý, Trần và giai đoạn lịch sử tiếp theo - nơi được xem là trung tâm tín ngưỡng của vùng Nghi Xuân xưa.
 Một trong số những hố thám sát, nghiên cứu ở khu vự đền Huyện
Một trong số những hố thám sát, nghiên cứu ở khu vự đền Huyện
Trưa 5-12, ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức thám sát, nghiên cứu khảo cổ học tại khu vực đền Huyện thuộc địa bàn xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân. Thời gian thám sát, nghiên cứu kéo dài đến ngày 10-12-2017.
Khu vực đền Huyện là địa điểm khảo cổ học có địa tầng văn hóa với dấu tích liên tục từ thời kỳ đồ đồng (văn hóa Đông Sơn) đến dấu tích văn hóa thời đại phong kiến (Lý, Trần, Lê) và khu vực đền Huyện được xem như là một tiểu cảng trong hệ thống cảng cổ từ cảng cổ Hội Thống lên phố cổ Triều Khầu và phố cổ Phù Thạch trên lưu vực dòng sông Lam.
Phát lộ hiện vật có niên đại thời Trần
Phát lộ hiện vật có niên đại thời Trần
Và di tích khảo cổ học này đã được giới nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu từ những năm 1970, quá trình nghiên cứu cho thấy đây là địa điểm khảo cổ học còn ẩn chứa nhiều yếu tố cần được các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu, giải mã.  
Dương Quang (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.