Hà Tĩnh: Phát hiện nhiều hiện vật cổ quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 29-11, ông Trần Phi Công, Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ngày 27 và 28-11, trong quá trình khảo sát điền dã tại địa bàn xã Xuân Viên (huyện Nghi Xuân) và xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà), đơn vị đã phát hiện được nhiều nhóm hiện vật, cổ vật quý hiếm, có giá trị, thuộc nhiều loại hình, niên đại khác nhau.
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Trong đó, nhóm hiện vật là công cụ lao động bằng đồng có rìu xòe cân, thuổng, rìu lưỡi xéo… là đặc trưng của văn hóa Đông Sơn; nhóm hiện vật đồ dùng sinh hoạt bằng gốm cổ niên đại thời Trần, Lê và Nguyễn có bát, đĩa, thạp, bình, bình vôi… được tráng men trắng vẽ lam, men ngà, men rạn, ngọc bích, nâu. Phần lớn các nhóm hiện vật này vẫn còn nguyên vẹn, có hiện vật đặc biệt giá trị là chiếc đĩa gốm tráng men ngọc, ở giữa lòng đĩa tráng hoa sen nhiều cánh đều nhau đặc trưng thời Trần; chiếc bình gốm cổ có nắp men ngà thời Lê...
Theo đánh giá bước đầu, nhóm hiện vật này có nhiều cổ vật quý hiếm, giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ. Hiện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tiến hành thẩm định, hoàn thiện hồ sơ khoa học và pháp lý để nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Dương Quang (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.