Phạt nguội, hiệu quả nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một lần, tôi đang ngồi cà phê cùng với nhóm bạn thì một chị có điện thoại gọi đến. Nghe nói đến Công an, xử phạt, chúng tôi nghĩ bị lừa nên đề nghị chị mở loa to để cả nhóm cùng nghe. Nhưng không, mấy phút sau, có một chị mang đến một cái phong bì. Bạn tôi mở ra thì đó là biên bản xử lý vi phạm hành chính. Nội dung: Vào lúc 16 giờ ngày… tại… xe của chị đã vượt đèn đỏ tại ngã tư X. Biên bản gửi kèm với hình ảnh chụp chiếc xe.

 

Đại tá Lê Văn Hà (bìa phải)-Phó Giám đốc Công an tỉnh kiểm tra trung tâm điều hành hệ thống camera giám sát giao thông tại Công an TP. Pleiku. Ảnh: Thúy Trinh
Đại tá Lê Văn Hà (bìa phải)-Lãnh đạo Công an tỉnh Gia Lai kiểm tra trung tâm điều hành hệ thống camera giám sát giao thông tại Công an TP. Pleiku. Ảnh: Thúy Trinh

Chúng tôi tìm đến luật, điều khoản xử phạt thì thấy mức phạt nhẹ nhất là 5 triệu đồng kèm với giữ giấy phép lái xe 2 tháng. Cả nhóm tá hỏa, cùng nhau vào phần mềm tra cứu xem xe mình có từng vi phạm không. Trưa hôm đó, ở nhà bạn tôi xảy ra một cuộc tranh luận, vì xe dùng chung nên hai vợ chồng cùng điều khiển, không biết cung đường đó, khung giờ đó ai đã lái và vi phạm. Kết quả, bạn tôi thút thít vì mất tiêu tháng lương nộp phạt.

Chuyện của bạn khiến tôi nhớ đến việc con cô N. ở cùng xóm với mẹ tôi, cũng vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có biên bản “phạt nguội” gửi về gia đình. Chiếu theo quy định của thôn, như thế là không đủ điều kiện công nhận gia đình văn hóa mà thôn cũng bị ảnh hưởng.

Hàng ngày, tôi vẫn bắt gặp hình ảnh những Cảnh sát Giao thông đứng ngoài đường nắng gió để thực hiện nhiệm vụ rất vất vả nhưng lại không “ghi” được nhiều thiện cảm của người dân. Bởi lẽ, chỉ cần kiểm tra là người dân không dính lỗi này cũng bị lỗi kia, vì pháp luật thì có sẵn mà ít người quan tâm, tìm hiểu nên khi nghe đến Cảnh sát Giao thông là họ nghĩ đến tiền phạt mà không nghĩ đến phương diện đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo tôi, phạt nguội là giải pháp hay và cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Mặt khác, cần có sự kết nối giữa camera, chủ phương tiện với kho bạc nhà nước, cơ quan thuế để tránh Nhà nước bị thất thu khi xử lý phương tiện vi phạm nhằm phòng ngừa những tiêu cực xảy ra trong quá trình xử lý.

Luật pháp được đặt ra để đảm bảo sự an toàn, ổn định của mọi người dân. Với ý nghĩa cao nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người dân, tuy nhiên, pháp luật cũng có những hình thức răn đe phù hợp để người có lỗi phải chịu hình thức xử lý, nhằm đảm bảo sự nghiêm minh.

 

 MINH UYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.