Khảo sát việc sử dụng lao động người dân tộc thiểu số tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 12-9, đoàn khảo sát do bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã khảo sát trực tiếp tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku (huyện Kbang) về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Kim Ngân
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Kim Ngân
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku báo cáo về cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị hiện có 26 người. Nhiệm vụ của đơn vị là trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và phát triển rừng trồng gỗ; khai thác chế biến và tiêu thụ lâm sản; kinh doanh vật tư nông-lâm nghiệp, các mặt hàng nông sản và dịch vụ sản xuất nông-lâm nghiệp; xây dựng, tư vấn và chuyển giao mô hình ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp… Đơn vị được giao quản lý, sử dụng hơn 9.200 ha rừng và đất rừng, thuộc 19 tiểu khu. Công ty đã thực hiện hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.
Tuy nhiên, do trình độ, năng lực lao động dân tộc thiểu số tại chỗ còn hạn chế; bên cạnh đó áp lực công việc bảo vệ rừng lớn, chế độ đãi ngộ lại chưa tương xứng nên việc tuyển dụng lao động làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Đến ngày 31-7-2022, số lao động là người dân tộc thiểu số của đơn vị chỉ có 7 người. Đại diện đơn vị cũng đề xuất nâng mức hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng cho các công ty lên 400 ngàn đồng/ha; đưa ngành nghề quản lý bảo vệ rừng vào nhóm độc hại, nguy hiểm.
Kết luận tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Công ty. Đoàn sẽ tổng hợp, trình lên Thường trực HĐND tỉnh xem xét trong thời gian tới, giúp đơn vị có kinh phí hoạt động hàng năm, tạo điều kiện trong việc tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số địa phương, góp phần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
HÀ PHƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.