Gia Lai hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quyết tâm thực hiện mục tiêu 100% học sinh, sinh viên (HSSV) trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong năm học 2022-2023, ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp thực hiện. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc BHXH tỉnh.
* P.V: Năm học 2021-2022, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh giảm so với năm học trước. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
Ông Trần Ngọc Tuấn. Ảnh: Như Nguyện
Ông Trần Ngọc Tuấn. Ảnh: Như Nguyện
- Ông TRẦN NGỌC TUẤN: Tính đến ngày 30-6-2022, toàn tỉnh có khoảng 281.000 HSSV tham gia BHYT, bằng 86,57% tổng số HSSV. Trong đó, khoảng 154.000 em tham gia BHYT tại nhà trường; 126.000 em tham gia BHYT theo đối tượng khác được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT và 26.800 em học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh gia đình đông con gặp khó khăn về kinh tế tham gia BHYT được ngân sách địa phương hỗ trợ thêm mức đóng.
So với năm học trước, tỷ lệ học sinh tham gia BHYT giảm 6,7%. Tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tại trường tăng 15,3%. Tỷ lệ HSSV tham gia BHYT theo đối tượng khác được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT giảm khoảng 22%. Một số địa phương có tỷ lệ học sinh tham gia BHYT thấp như: Ayun Pa 62,69%; Chư Pưh 73,31%; Ia Pa 80,42%; Phú Thiện 81,28%.
Theo tôi, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT giảm do nhiều nguyên nhân: Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều địa phương triển khai hình thức dạy học trực tuyến nên việc triển khai BHYT học sinh gặp khó khăn. Đồng thời, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ về danh sách xã khu vực III, xã khu vực II, xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 thì học sinh là người dân tộc thiểu số sống ở các xã khu vực III, xã khu vực II chuyển lên xếp xã khu vực I nên dừng hưởng chính sách hỗ trợ đóng BHYT cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh tham gia BHYT giảm.
Ngoài ra, tuy việc triển khai chính sách BHYT cho HSSV được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm nhưng một số trường chưa đưa tiêu chí thực hiện BHYT học sinh vào tiêu chí xếp loại thi đua của đơn vị. Một số trường chưa bố trí nhân lực phụ trách công tác y tế học đường. Các xã, phường, thị trấn đều có Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, các thành viên Ban Chỉ đạo được phân công theo dõi tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho người dân nói chung và BHYT học sinh nói riêng nhưng một số nơi chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện.
Học sinh tham gia BHYT để được chăm sóc sức khỏe toàn diện. Ảnh: Như Nguyện
Học sinh tham gia BHYT để được chăm sóc sức khỏe toàn diện. Ảnh: Như Nguyện
* P.V: Ngoài những nguyên nhân nêu trên, việc thực hiện BHYT cho HSSV còn gặp những khó khăn nào, thưa ông?
- Ông TRẦN NGỌC TUẤN: Hiện nay, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tại tỉnh chỉ mới đạt 86,57%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung cả nước là 95%. Trong khi đó, Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29-4-2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định đến năm 2023, có 100% HSSV tham gia BHYT, đây là khó khăn và thách thức lớn cho năm học tới.
Ngoài ra, tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số tham gia BHYT còn thấp. Toàn tỉnh còn khoảng 27.000 em học sinh là người dân tộc thiểu số chưa tham gia BHYT, chủ yếu tập trung ở các xã khu vực III, xã khu vực II chuyển lên xã khu vực I. Để tuyên truyền, vận động học sinh là người dân tộc thiểu số tham gia BHYT phải có sự vào cuộc, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho học sinh là người dân tộc thiểu số, sự vào cuộc tích cực của ngành Giáo dục và Đào tạo thì mới thực hiện đạt 100% HSSV tham gia BHYT.
* P.V: Thưa ông, để nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT HSSV trong thời gian tới, ngành BHXH sẽ triển khai những giải pháp nào?
- Ông TRẦN NGỌC TUẤN: Để đạt được mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, từ tháng 6-2022, BHXH tỉnh đã thống kê, rà soát, đánh giá phân loại tỷ lệ tham gia BHYT từng trường học, từng bậc học, xác định nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT đạt thấp, từ đó kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo giao chỉ tiêu thực hiện 100% BHYT học sinh năm học 2022-2023. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ngành thực hiện chính sách BHYT cho HSSV năm học 2022-2023. Trong đó, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT HSSV năm học 2022-2023; chỉ đạo toàn ngành tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT HSSV trên các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, tờ rơi tuyên truyền… về chính sách hỗ trợ mức đóng, những lợi ích, sự cần thiết trong việc tham gia BHYT. Đồng thời, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện BHYT học sinh, đảm bảo 100% học sinh được tham gia BHYT; phối hợp với ngành Y tế thực hiện chính sách BHYT đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho HSSV đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV. Mặt khác, phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh đề xuất HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết hỗ trợ mức đóng BHYT HSSV là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2023-2025.
* P.V: Xin cảm ơn ông!
NHƯ NGUYỆN (thực hiện)
 
 

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.