Điều chỉnh 5 hành vi nguy cơ cao gây mất ATGT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các chuyên gia chỉ ra 5 hành vi có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông (ATGT) liên quan trực tiếp đến người tham gia giao thông, đồng thời đưa ra khuyến nghị lấy con người làm trung tâm để kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT).
 

Một vụ TNGT nghiêm trọng trên QL1. Ảnh: T.T
Một vụ TNGT nghiêm trọng trên QL1. Ảnh: T.T


5 hành vi nguy cơ cao gây mất ATGT

Theo ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, TNGT đường bộ là thảm họa cho toàn xã hội và không một cơ quan, tổ chức nào có thể đơn phương thực hiện công cuộc đẩy lùi thảm họa này.

Để đạt được mục tiêu toàn cầu giảm tỉ lệ thương vong và tử vong do TNGT xuống 50%, phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động hợp tác và thay đổi hành vi tham gia giao thông.

Các chuyên gia theo đó chỉ ra 5 yếu tố hành vi nguy cơ cao gây mất ATGT gồm: Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; Vi phạm tốc độ quy định; Không sử dụng mũ bảo hiểm; Dây an toàn; Thiết bị an toàn cho trẻ em.

Đối với thiết bị an toàn cho trẻ em, các chuyên gia đã khuyến nghị, trẻ em có chiều cao dưới 135cm và dưới 12 tuổi được chở trên xe ôtô cá nhân bắt buộc phải được bảo vệ bằng các thiết bị an toàn phù hợp với chiều cao và độ tuổi và không được phép ngồi hàng ghế của người lái xe ở tất cả các phương tiện cơ giới.

Liên quan đến dây an toàn, các chuyên gia cũng khuyến nghị, tất cả các ghế trên xe ôtô đều phải có dây an toàn. Yêu cầu tất cả người ngồi trên xe ôtô (gồm cả lái xe và hành khách cả ghế trước và ghế sau) đều phải thắt dây an toàn đúng cách.

Đối với sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, các hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi chưa gây hậu quả cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự. Cần lưu trữ hồ sơ vi phạm và quản lý chặt chẽ tái phạm và xử phạt lũy tiến đối với các hành vi tái phạm vi phạm nồng độ cồn.

Với yếu tố vi phạm tốc độ quy định, nhiều ý kiến cho rằng quy định thống nhất tốc độ khu vực đô thị và khu vực đông dân cư xuống 50km/h với tất cả các loại đường. Tại khu vực có tình trạng giao thông phức tạp như trường học, giảm tốc độ giới hạn xuống 30km/h.

Về yếu tố mũ bảo hiểm, duy trì quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn với tất cả người ngồi trên xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện; Bổ sung quy định xử phạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho trẻ em dưới 6 tuổi trên xe môtô xe máy.

Xử lý nghiêm lái xe uống rượu, bia

Những năm qua Việt Nam đạt được những kết quả tích cực và được đánh giá là một trong số ít quốc gia thực hiện thành công mục tiêu thiên nhiên kỷ của Liên Hợp Quốc trong việc kéo giảm TNGT đến năm 2020 đã giảm 50% so với 2011.

Tuy nhiên, con số thiệt hại do TNGT vẫn còn cao. Do đó, cần phải kiểm soát chặt hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe vì hiện nay chúng ta có trên 70 triệu xe máy được đăng ký và xe máy vẫn là phương tiện cơ bản được người dân sử dụng.

Theo các chuyên gia, TNGT ngoài việc cướp đi tính mạng con người, tài sản nó còn gây ra các hậu quả gián tiếp như về năng suất lao động, chi phí xã hội phải bỏ ra để cứu chữa nạn nhân... đây là hậu quả vô cùng lớn và có thể lên đến 3% GDP/năm. Trong khi đó, cả hệ thống các bộ, ngành nỗ lực phấn đấu một năm cũng chỉ lên được 6-7% GDP, đây là vấn đề đáng báo động, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Theo đó, có 5 trụ cột mà các quốc gia cần phải quan tâm, trong đó có việc quản lý ATGT, kết cấu và tổ chức ATGT, các vấn đề về phương tiện, con người... Điều quan trọng là phải thực thi tốt.

TS Lê Thu Huyền - Giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển GTVT (Tranconcen) - cho rằng, nên đa dạng hoá hình thức xử phạt hành vi uống rượu bia lái xe (phạt luỹ tiến, tịch thu bằng lái xe và buộc học và thi lại bằng lái xe và có thể là lao động công ích... “Đối với những hành vi vi phạm về quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng, kể cả khi chưa gây hậu quả nghiêm trọng cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự” - TS Lê Thu Huyền nhấn mạnh.


 
https://laodong.vn/giao-thong/dieu-chinh-5-hanh-vi-nguy-co-cao-gay-mat-atgt-1052468.ldo

Theo Minh Hạnh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.