Liên kết đào tạo nghề lao động nông thôn: Hiệu quả từ nhiều phía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ triển khai mô hình liên kết “4 nhà”: nhà nông (người học), nhà trường (cơ sở đào tạo), nhà nước (địa phương có lao động học nghề), nhà sử dụng lao động (doanh nghiệp) nên công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề nông thôn đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình đã giúp gần 90% người học có việc làm ổn định.

Lớp đào tạo nghề may cho lao động nông thôn ở huyện Đak Đoa. Ảnh: Đức Thụy
Lớp đào tạo nghề may cho lao động nông thôn ở huyện Đak Đoa (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Đức Thụy

Ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Huyện vừa tổ chức thành công Hội chợ việc làm năm 2022 thu hút 15 doanh nghiệp về địa phương tuyển dụng lao động. Cùng với đó, huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Gia Lai thường xuyên tổ chức dạy nghề và tìm việc làm cho người lao động. Nhiều lao động sau khi học nghề đã tự mở cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế bằng ngành nghề đã học. Một số người biết sửa chữa máy nông nghiệp hoặc vào làm ở các cơ sở sản xuất với thu nhập khá ổn định.

Năm 2019, bà Trần Thị Hoài-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 5 (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) đã thành lập Tổ hợp tác may. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, bà Hoài đã tập hợp những người biết may trên địa bàn và liên kết với doanh nghiệp để tìm đơn hàng. “Mới đầu, tôi chỉ kết nối được 4 người biết may gia công trên địa bàn. Sau đó, một số người có nhu cầu tham gia và được chúng tôi tạo điều kiện đào tạo tay nghề. Hiện nay, Tổ đã thu hút 17 thành viên là chị em phụ nữ trong thôn vốn không có việc làm. Sau 3 tháng đào tạo, các thành viên đều biết may và lắp ráp những bộ quần áo thông thường”-bà Hoài chia sẻ.

Cũng theo bà Hoài, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sau một thời gian, Tổ đã tiếp cận với một số xưởng may ở TP. Hồ Chí Minh và nhận được đơn đặt hàng thường xuyên. Hiện nay, 17 thành viên trong tổ đều đã thạo việc, thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/tháng/người.

    Nhiều lao động sau khi học nghề đã tự mở cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Thụy
Nhiều lao động sau khi học nghề đã tự mở cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Thụy
Ông Vũ Nguyễn Tường Linh-cán bộ phụ trách tuyển dụng Công ty cổ phần nông nghiệp Trường Hải: Từ năm 2020 đến nay, Công ty liên kết với Trường Cao đẳng Gia Lai tuyển dụng hơn 200 học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, mỗi năm, Công ty tạo điều kiện cho hàng trăm học sinh, sinh viên về các đơn vị trực thuộc Công ty kiến tập, thực tập theo chương trình kế hoạch đào tạo. Qua đó, học sinh, sinh viên có năng lực, kỹ năng thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

Tương tự, thông qua liên kết đào tạo, Trường Cao đẳng Gia Lai trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người khi tìm hiểu và tham gia học nghề. Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng nhà trường-thông tin: Mỗi năm, nhà trường đào tạo hơn 6.000 học sinh, sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Nhà trường chú trọng giáo dục, tư vấn cho người lao động về vai trò của học nghề và khuyến khích học nghề, lấy việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm. Cũng vì mục tiêu đó, nhà trường đã chủ động kết nối với một số doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng để triển khai đào tạo các nghề tương ứng. “Từ năm 2015 đến nay, nhà trường đã liên kết đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp nhận học viên cần đào tạo. Nhờ đó, gần 90% học viên tốt nghiệp đã có việc làm”-Thạc sĩ Phạm Văn Điều nói.

Nhìn nhận về sự liên kết “4 nhà” trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-đánh giá: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định, có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa “4 nhà”. Người học xác định học nghề là cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, năng suất lao động và thu nhập; là cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội. “Ngành chức năng và các địa phương cần tích cực tư vấn, hướng nghiệp để người lao động lựa chọn nghề học phù hợp. Hàng năm, các doanh nghiệp cũng đã đăng ký nhu cầu tuyển dụng để cơ quan chức năng, đơn vị đào tạo nắm bắt và có kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nguồn nhân lực tại địa phương”-ông Hải cho biết.

 

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.