Không đặt tượng cá nhân, công trình tưởng niệm cá nhân tại Nghĩa trang Liệt sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là nội dung Công văn số 542-CV/BTGTU ngày 29-3-2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai. 
Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức quán triệt, tuyên truyền và thực hiện nghiêm chủ trương của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng về “không đặt tượng cá nhân hay công trình tưởng niệm cá nhân khác tại Nghĩa trang Liệt sĩ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật; thể hiện sự tôn vinh, tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ; tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ trên toàn quốc”. 
Sau khi UBND tỉnh có văn bản triển khai chủ trương của Ban Bí thư, Thường trực các huyện, thị, thành, đảng ủy trực thuộc cần quan tâm chỉ đạo rà soát công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý công trình ghi công liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ bảo đảm khang trang, sạch đẹp, trang nghiêm, phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước và phong tục, tập quán của địa phương. Thường xuyên chỉ đạo tổ các hoạt động chăm sóc, trùng tu, tôn tạo công trình ghi công liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn, nhất là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương.
Ảnh: Hồng Thương
Không đặt tượng cá nhân hay công trình tưởng niệm cá nhân tại Nghĩa trang Liệt sĩ chính là thể hiện sự tôn vinh, tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Hồng Thương
Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh có hình thức phù hợp để tuyên truyền, tạo sự thống nhất về nhận thức trong đoàn viên, hội viên, Nhân dân về chủ trương “không đặt tượng cá nhân hay công trình tưởng niệm cá nhân khác tại Nghĩa trang Liệt sĩ”. Cùng với đó, quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên, Nhân dân tích cực ủng hộ nguồn lực, xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để chăm lo các gia đình chính sách; đồng thời góp phần chỉnh trang, tu bổ các công trình liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Tích cực phối hợp, tham gia đóng góp ý kiến, hoàn thiện các đề án quy hoạch, quản lý, xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ khi có đề nghị của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động trực quan; tuyên truyền lồng ghép qua các chương trình văn hóa-nghệ thuật, thể dục-thể thao để cán bộ, đảng viên, nhân dân nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho gia đình, người có công với cách mạng, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội; tăng cường tuyên truyền bằng pa nô, khẩu hiệu vào dịp kỷ niệm, ngày lễ của đất nước, địa phương, Ngày Thương binh Liệt sĩ...
Sở Thông tin và Truyền thông phải tăng cường quản lý thông tin truyền thông trên báo chí và mạng xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ, xử lý nghiêm hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các hoạt động của địa phương trong thực hiện chính sách người có công với cách mạng; các hành vi kích động, chống phá Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tuyên truyền, làm rõ mục đích, ý nghĩa của Nghĩa trang Liệt sĩ; việc quan tâm chăm sóc, đầu tư, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ ở các cấp, các ngành; phát hiện và nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ, các điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trong thực hiện chính sách người có công cách mạng. Xây dựng kế hoạch, các tuyến tin, bài, chuyên trang; phát động nhà báo, phóng viên, hội viên, cộng tác viên thường xuyên bám sát cơ sở, lựa chọn đề tài phù hợp để tuyên truyền hướng tới Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).
Ngoài ra, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người có công với cách mạng; tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong trong triển khai thực hiện chủ trương “không đặt tượng cả nhân hay công trình tượng niệm cá nhân khác tại Nghĩa trang Liệt sĩ”. Kịp thời phát hiện, tham gia đấu tranh phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
PHAN KIỀU

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.