Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.

25 triệu đồng dùng đủ cho 2-3 cái Tết

Thay điện thoại mới giá 20 triệu đồng là điều mà Lê Duy Hiếu (23 tuổi, Thanh Hóa) dự định thực hiện vào dịp cuối năm, sau khi nhận tiền thưởng Tết từ công ty. Thế nhưng cận kề Tết Nguyên đán, chàng trai công tác trong lĩnh vực công nghệ phải hủy bỏ kế hoạch mua sắm cho riêng mình. Quà biếu gia đình, lì xì bố mẹ và em gái là dự định chi tiêu của anh chàng trong dịp Tết năm nay.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập của tôi bị sụt giảm, khoản thưởng Tết cũng không quá cao nên tôi chấp nhận cắt giảm chi tiêu cá nhân để dành tiền biếu bố mẹ, lì xì lấy may cho em út" - Duy Hiếu nói.

 

 Duy Hiếu dành phần nhiều tiền thưởng Tết để biếu bố mẹ. Ảnh: NVCC
Duy Hiếu dành phần nhiều tiền thưởng Tết để biếu bố mẹ. Ảnh: NVCC


Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền mình có dành cho việc chi tiêu cá nhân như mua sắm quần áo, đồ công nghệ, Duy Hiếu dự định năm nay chỉ để ra 10 triệu đồng để tiêu Tết. Kế hoạch của anh chàng là sử dụng 5 triệu đồng biếu bố mẹ sắm sửa đồ dùng trong Tết, 2 triệu đồng lì xì bố mẹ, 1,5 triệu đồng mua sắm quần áo, số tiền còn lại để lì xì lấy may cho em út.

"Năm nay dịch bệnh nên mình hạn chế đi chơi và dành thời gian cho gia đình. Thấy các bạn bỏ ra 25 - 30 triệu để tiêu Tết còn sợ thiếu mình thấy khá bất ngờ. Số tiền đó phải dùng đủ cho 2-3 cái Tết" - Duy Hiếu nói.

3 triệu là đủ

Quyết định "nhảy việc" trong những tháng giáp Tết, Lê Thị Thúy (22 tuổi, Hưng Yên) chỉ nhận được lương thử việc trong thời gian qua, đủ trả tiền nhà và tiền sinh hoạt phí. Vì vậy, khoản tiền thưởng Tết "động viên" cuối năm và số tiền Thúy dành dụm sẽ dành để biếu bố mẹ. Theo kế hoạch, bạn trẻ mới ra trường chỉ tiêu hết 3 triệu đồng.

"2 triệu đồng biếu bố mẹ, 500.000 đồng lì xì mấy đứa nhỏ đến nhà, dịch bệnh mình không đi đâu, quần áo thì mua sắm cả năm rồi nên không cần mua mới. Thêm 500.000 đồng tiền mua đồ dùng nữa là đủ Tết" - Thúy nói.

 

Dịp Tết Nguyên đán 2022, Thúy dành nhiều thời gian bên gia đình. Ảnh: NVCC
Dịp Tết Nguyên đán 2022, Thúy dành nhiều thời gian bên gia đình. Ảnh: NVCC


Với Thúy, Tết là về với gia đình với bố mẹ. Cả năm có nhiều kỳ nghỉ khác, có cả nghỉ phép nên sẽ đi du lịch vào dịp đó, Tết nên ở cùng bố mẹ. Hơn nữa, dù tiêu nhiều tiền hay ít tiền thì với Thúy, Tết vẫn luôn đủ đầy.

"Thiếu vài cái bánh chưng nhưng được cùng cả nhà gói bánh chưng thì vẫn đủ. Thiếu cân giò lụa thì bố tự gói giò xào. Năm nào bố mẹ cũng tự nuôi gà ăn Tết. Đi học, đi làm xa nhà lâu ngày, Tết không còn là quần áo mới, không còn là pháo hoa, không còn là bánh chưng nữa. Tết đủ là khi có cả gia đình cùng nhau làm mọi thứ.

Vì vậy, hãy tiêu tiền sao cho cân bằng với số tiền mình có và đảm bảo cho cả sau Tết còn tiền để sinh hoạt" - Thúy chia sẻ.

Đừng tự gây áp lực cho mình

Công tác trong lĩnh vực truyền thông, Nguyễn Thị Ngọc Anh (22 tuổi, Thái Bình) cảm thấy việc chi tiêu của các bạn trẻ trong vài ngày Tết lên đến 25 triệu đồng là quá nhiều.

Theo Ngọc Anh, hiện nay, cuộc sống ngày thường khá đầy đủ về mặt vất chật, không giống trước đây, chỉ ngày Tết mới có mâm cao cỗ đầy, gạo thịt, áo mới. Vì vậy, không cần thiết phải sắm sửa quá nhiều gây thừa thãi, lãng phí.

"Đồng ý có thể mức chi tiêu cho ngày Tết cao điểm hơn so với ngày thường. Nhưng cần có kế hoạch cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập của bản thân" - Ngọc Anh nói.


 

Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: : NVCC (chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19).
Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: NVCC (chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19).


Với bạn trẻ 22 tuổi, Tết là khoảng thời gian để tận hưởng, để thư giãn. Có người lấy việc dành thời gian ở bên người thân là tận hưởng, có người lại thấy đi tiêu tiền mới là tận hưởng. Tuy nhiên, cần chi tiêu hợp lý để tránh trở thành "con nợ".

Vạch kế hoạch chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán, Ngọc Anh lấy ví dụ số tiền lương cộng thưởng tháng này là 100%, 50% mang tiền về cho ba mẹ, 10% mua sắm cho bản thân, 10% tiêu vặt trong Tết (mua quà, lì xì cho cháu chắt, đi chơi bạn bè), 5% biếu ông bà và 25% còn lại là khoản dự phòng đề phòng phát sinh trong cũng như sau Tết.

 

https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/tieu-tet-thoi-covid-dung-tu-gay-ap-luc-cho-minh-bang-cach-dua-doi-996393.ldo

Theo Thiều Trang (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.