Cần tuyển dụng đủ biên chế làm công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình theo chỉ tiêu được giao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác dân số năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. 
Ông Nguyễn Doãn Tú- Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Tham dự tại điểm cầu Gia Lai, có lãnh đạo Sở Y tế, đại diện một số sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Theo Tổng cục DS-KHHGĐ, với tinh thần chủ động, quyết liệt, phát huy 60 năm truyền thống, Tổng cục DS-KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ, cơ quan dân số cơ sở, cộng tác viên dân số đã nỗ lực vượt khó, cố gắng thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trong cả nước, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”.
Trong năm 2022, công tác DS-KHHGĐ với mục tiêu tiếp tục duy trì vững chắc mức sinh thay thế, thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số. Trong đó, các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể năm 2022: Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh) là 73,8 tuổi. Tỷ số giới tính khi sinh 111,4 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Tổng tỷ suất sinh 2,1 con/phụ nữ. Các chỉ tiêu chuyên môn gồm Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB) -0,1 điểm phần trăm so với năm 2021. Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR) + 0,1‰ so với năm 2021. Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trong năm là 5.199.440 người. Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn 15% so năm 2021. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) là 60%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%. Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2021 và tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 10% so với năm 2021.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Hội nghị cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến thảo luận của các bộ, ban, ngành và các địa phương về công tác dân số trong tình hình mới. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Doãn Tú-Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đề nghị các cấp, ngành địa phương tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế; đề ra các giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2022. 
Dịp này, Tổng cục DS-KHHGĐ cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư cho công tác dân số thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 với quan điểm là chuyển trọng tâm từ DS-KHHGĐ sang Dân số và phát triển, nâng cao chất lượng dân số. Chỉ đạo Bộ Tài chính sửa đổi các quy định (46/QĐ-TTg) theo Nghị định 137 để đảm bảo kinh phí cho công tác dân số tối thiểu 50.000 đồng/người dân/năm. Đồng thời, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Y tế quan tâm, ưu tiên đưa các nội dung của công tác dân số vào danh mục các dự án ưu tiên vận động viện trợ nước ngoài trong danh mục chung của Bộ. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ khẩn trương thực hiện sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ... 
Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh hiện chưa tuyển dụng đủ số lượng công chức làm công tác DS-KHHGĐ sớm trình cấp có thẩm quyền tuyển dụng đủ số chỉ tiêu biên chế được giao; chỉ đạo những tỉnh chưa giao đủ số công chức theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP đề nghị giao bổ sung để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tổng cục DS-KHHGĐ đề nghị lãnh đạo UBND, HĐND chỉ đạo, triển khai đẩy đủ Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 137/NQ-CP và các Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình về công tác dân số tại địa phương. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa tuyển dụng đủ số lượng viên chức làm công tác DS-KHHGĐ trình cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức theo vị trí việc làm đã được phê duyệt và tuyển dụng đủ biên chế đã được giao và đúng theo Thông tư của Bộ Y tế quy định.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.