Gia Lai tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất trẻ em bị tai nạn thương tích, nhất là trẻ em bị tử vong do đuối nước, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh về tăng cường chỉ đạo thực hiện phòng-chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.

  Phòng GD-ĐT thị xã Ayun Pa tổ chức dạy bơi cho học sinh tiểu học. Ảnh: Phương Tú
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Ayun Pa tổ chức dạy bơi cho học sinh tiểu học. Ảnh: Phương Tú


Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp phòng-chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng-chống tai nạn thương tích trẻ em. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng-chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp trong tỉnh, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng-chống tai nạn thương tích trẻ em. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống; kỹ năng nhận biết, kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước.

Đối với những nơi có đủ điều kiện, chỉ đạo nhà trường đưa nội dung bơi lội vào giảng dạy bằng nhiều hình thức linh hoạt. Mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu đuối nước; nâng cao kỹ năng tuyên truyền phòng-chống tai nạn đuối nước cho cán bộ chuyên trách ở cấp cơ sở. Tăng cường xây dựng phóng sự, tin, bài, tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền, cảnh báo, phổ biến kỹ năng phòng-chống đuối nước trẻ em trên địa bàn. Phối hợp duy trì và đẩy mạnh phong trào dạy và học bơi cho trẻ em. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lội, hướng dẫn viên cứu đuối.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, phòng-chống tai đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời các hành nan vi vi phạm. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, chỉnh sửa, làm mới, cắm biển cảnh báo, pano tại những vị trí giao thông nguy hiểm, nơi có mật độ tham gia giao thông đông nhằm tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến với người dân, đặc biệt trẻ em.

Đảm bảo an toàn hệ thống hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra đuối nước và lắp đặt biển cảnh báo tại những khu vực nước sâu nguy hiểm để người dân biết, phòng tránh; phối hợp với chính quyền địa phương, các chủ hồ, đập trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng.


Nâng cao nhận thức của đoàn viên và thanh-thiếu niên, trẻ em và cộng đồng về phòng tránh đuối nước.

Đặc biệt, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường và đổi mới cộng tác tuyên truyền phòng tránh đuối nước trẻ em bằng nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp địa bàn, đối tượng. Vận động gia đình quan tâm, giám sát trẻ, đưa trẻ đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Rà soát, kịp thời phát hiện các hố sâu, ao, hồ, sông, suối, khu vực thường xảy ra đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra đuối nước; vận động, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân lắp đặt hàng rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm, san lấp các hố xây dựng các công trình không còn sử dụng; giếng nước và các dụng cụ đựng nước phải có nắp đậy chắc chắn, an toàn. Có biện pháp để các chủ đầu tư công trình hiện đang thi công xây dựng trên địa bàn trong việc lập rào chắn các hồ móng, san lấp hoàn trả những khu vực lấy đất để xây dựng công trình tránh trường hợp trong mùa mưa hình thành các hố nước, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại những nơi đang thi công.

Kiểm tra, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu tình hình đuối nước trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp mà không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả.

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.