Rưng rưng những món quà quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đối với những đứa con xa nhà, giây phút ấm áp không chỉ là được trở về thăm gia đình mà còn là mỗi lần nhận những món quà từ quê. Những món quà bình dị ấy là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất cho những người con xa xứ.

Trong suốt thời sinh viên cho tới khi đã lập gia đình, điều tôi cảm thấy háo hức nhất vẫn là được chờ đón những món quà mẹ gửi từ quê. Như hôm nay, 5 giờ sáng mẹ đã gọi điện: “Con nhận được đồ chưa? Xe vận chuyển có bị hư hỏng gì không? Mẹ gửi bưởi Phúc Trạch và kẹo cu đơ vào đấy nhé”. Tôi tỉnh giấc, lòng vẫn rưng rưng. À! Nay đang là mùa bưởi ở quê mình. Mấy ai sinh ra ở mảnh đất đầy nắng gió ấy khi ra đi mà lại không thương nhớ bưởi Phúc Trạch hay miếng kẹo cu đơ! Cái vị thanh chua và thơm nhẹ tự nhiên của bưởi, hương ngọt thanh của mật mía quyện với vị bùi béo hạt đậu phộng trồng trên vồng đất bồi ven sông cứ đọng mãi trong tâm trí đứa con xa quê như tôi.

  Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Rồi đâu chỉ đặc sản quê mình, trong những thùng quà ấy còn có thêm mớ rau xanh mẹ hái trong khoảnh vườn nhỏ sau nhà, quả trứng gà, thậm chí là cả bao gạo còn thơm mùi đồng bãi. Tất cả đều được mẹ phân chia ra từng túi nhỏ để tiện cho việc bảo quản. Tôi vẫn thường đem chia những món quà quê bình dị, chân chất ấy với mọi người không chỉ bởi nó là đồ sạch, được trồng ở ruộng đồng quê mình mà chúng chứa đựng cả tình thương của cha mẹ dành cho con. Nhờ bó rau, quả trứng mẹ gửi, giữa nhịp sống ồn ào của thành phố, lòng tôi vẫn có nơi neo đậu cho những kỷ niệm rong rêu xưa cũ, những tình cảm thân thương để nương tựa mỗi khi yếu lòng. Tôi gọi đó là những món quà nặng tình quê.

Mùa nào thức nấy, những món quà quê tựa như một cuốn lịch để người con xa quê có thể cảm nhận về năm tháng dễ dàng nhất. Quà quê ngon không chỉ vì chúng chính là đặc sản vùng miền mà có khi là những hàng thức quen thuộc có sẵn trong vườn nhà, thu hái phút chốc. Mùa xuân có rau muống, bông bí, đọt lang… Mùa hè có bưởi, chanh, có măng, có khế… Mùa đông có muối mè, dứa sấy, đồ khô... Những thức quà ấy thực sự trở nên hấp dẫn và trọn vẹn bởi nó chứa đựng những câu chuyện và được kết nối với thời gian, kết nối với tình thân.

Trong khoảng thời gian này, nhiều người bạn của tôi kẹt lại TP. Hồ Chí Minh vì dịch Covid-19. Họ như những đứa trẻ hàng tuần vẫn ngóng đợi quà quê gửi lên phố. Có gì lạ đâu, nhưng quả bí, bó cải, nắm rau hành lúc này lại trở nên quý giá. Những gói quà quê luôn khiến họ rưng rưng vì màu sắc và hương vị thân thuộc. Nhận được những bánh phở khô-đặc sản của Phố núi Pleiku, cô bạn của tôi xúc động bảo: “Trong thời điểm khó khăn này, những món quà quê càng quý, càng thơm thảo và quả là cấp thiết. Chúng ta mạnh mẽ nhưng cũng đến lúc cần giúp đỡ. Huống gì đây là sự quan tâm của người thân luôn mong ngóng tin bình an từ những đứa con xa quê. Lòng mình cũng trở nên ấm áp, vững tâm hơn khi nhận ra rằng dù đi đâu, dù ra sao thì tình thân vẫn còn đó, quê hương vẫn mãi đón chờ ngày mình quay về”.       

Rồi những món quà quê cũng đã theo biết bao chuyến xe nghĩa tình gửi vào miền Nam ruột thịt giữa mùa dịch. Mùi vị quê nhà càng trở nên đặc biệt hơn trong từng mớ rau, con cá… Mỗi người xa quê làm ăn sẽ không còn cảm thấy cô đơn bởi tình quê vẫn luôn đầy ắp trong những chuyến hàng mang đậm vị của quê hương. Chia sẻ với các tỉnh đang gồng mình chống dịch, những ngày qua, người dân khắp mọi nẻo quê cũng đã cùng nhau góp gạo, củ quả để giúp đỡ người dân vùng dịch. Những món quà quê ấy đều chất chứa tình cảm, ân tình sâu nặng và là tấm lòng thảo thơm của mỗi người, mỗi nhà. Những chuyến xe ấy, không chỉ đơn thuần là chuyến hành trình mà là chặng đường kết nối những yêu thương.

 

MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.