Phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-  Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Y tế vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021, góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phòng-chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 và mít tinh Ngày Thế giới phòng-chống bệnh dại.

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế, đại diện một số viện, trường, doanh nghiệp có liên quan; cùng các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

 Quang cảnh Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại. Ảnh: Vũ Thảo
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo


Theo báo cáo tại hội nghị, trong giai đoạn 2017-2021, có 41 tỉnh, thành phố báo cáo phát hiện và xử lý tổng cộng 15.082 con chó (chiếm khoảng 0,04% tổng đàn) và 6 con bò, bê nghi mắc bệnh dại; trung bình mỗi năm xử lý 3.016 con vật. Cả nước có 35 tỉnh, thành phố tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm bệnh dại với tổng cộng 2.068 mẫu. Trong giai đoạn này, cả nước ghi nhận 378 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại 52/63 tỉnh, thành phố. Về cơ bản, tất cả nội dung và giải pháp trong chương trình quốc gia đã được các cơ quan trung ương và địa phương triển khai kịp thời, đạt hiệu quả như: không xuất hiện ổ dịch bệnh dại nghiêm trọng ở động vật; năng lực giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch được tăng cường rõ rệt; tỷ lệ đàn chó được tiêm vắc-xin từ 38,5% lên 49,2%; giảm 68 người tử vong vì bệnh dại so với giai đoạn 2012-2016; giảm 30% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại và tăng 20% số mẫu xét nghiệm chủ động trên người, động vật…

Tại Gia Lai, trong giai đoạn 2017-2021, tổng đàn chó khoảng 210 ngàn con của 120 hộ nuôi; toàn tỉnh có 21 trường hợp tử vong do bệnh dại và là một trong những tỉnh có số người tử vong cao nhất cả nước; tổng số vắc xin dại tiêm phòng cho đàn chó là 107.832 liều. Tỷ lệ tiêm phòng tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ tiêm phòng so với tổng đàn chó còn thấp.

Trong giai đoạn 2022-2030, Việt Nam đặt mục tiêu kiểm soát được bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030. Phấn đấu giai đoạn 2022-2025, quản lý số hộ nuôi chó, mèo, số chó, số mèo nuôi đạt trên 70% và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 90%; giai đoạn 2022-2025 tổng đàn chó, mèo được tiêm phòng vắc xin dại đạt 70% so với tổng đàn và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 80%; giai đoạn 2022-2025 số tỉnh, thành phố thực hiện giám sát chó, mèo mắc, nghi mắc đạt trên 70% và đạt trên 90% đối với giai đoạn 2026-2030; xây dựng thành công thêm ít nhất 10 vùng an toàn dịch bệnh dại cấp huyện hoặc vùng liên huyện và ít nhất 10 cơ sở an toàn dịch bệnh dại cấp xã; duy trì 100% các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh dại trong giai đoạn 2017-2021...

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt đoàn chủ trì, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Để mục tiêu Việt Nam không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu. Bài học kinh nghiệm cho thấy, nơi nào có sự quan tâm vào cuộc, phối hợp triển khai thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thì nơi đó thành công. Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố cần quan tâm hơn đến công tác chỉ đạo để đảm bảo thực hiện được mục tiêu, hạn chế những hậu quả mà bệnh dại gây ra. Đặc biệt, cần có đánh giá thực trạng theo từng giai đoạn và có những kiến nghị trong quá trình làm để đạt hiệu quả cao nhất.

 

VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.